Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghề Xịt Trắng: Biết Chết... Vẫn Làm

Nghề Xịt Trắng: Biết Chết... Vẫn Làm
Ngày đăng: 02/07/2012

Phun thuốc trừ sâu là công việc độc hại. Thế nhưng phần lớn những người làm việc này chỉ bảo vệ cơ thể bằng những vật dụng rất thô sơ như chiếc nón lá, khăn bịt miệng bằng vải và quần áo vải cũ kỹ.
Mấy năm trở lại đây, nhiều người dân ở Thái Bình kéo nhau ra các thành phố để mưu sinh nên số lao động còn ở lại rất ít. Chính vì thế, mà mỗi lúc vào thời vụ của nhà nông, xuất hiện những người làm nghề phun thuốc trừ sâu thuê.

Sinh nghề...
Ngả chiếc bình phun thuốc sâu trên vai xuống đầu bờ mương, ông Hà Văn Hinh (62 tuổi) ở thôn Tống Thỏ, xã Đông Mỹ, TP. Thái Bình, bộc bạch: “Vụ này, bệnh đạo ôn hoành hành ác quá, tôi “chạy sô” không xuể. Từ giờ đến trưa phải làm xong cho người ta 3 mảnh ruộng nữa mới nghỉ được”.

Theo ông Hinh thì làng ông 2 năm nay có đến gần chục người hành nghề phun thuốc trừ sâu thuê. Công việc này trước đây vốn là của những người nông dân có ruộng canh tác, nhưng do thời gian gần đây, đàn ông và thanh niên ở các làng quê đều rủ nhau đi làm ăn xa, nên mỗi khi đến kỳ phun thuốc trừ sâu lại không có người làm.
Ban đầu, nghề này chủ yếu do đàn ông làm, nhưng thời gian gần đây cả phụ nữ cũng tham gia. Bà Phạm Thị Tuy ở thôn Lê Lợi (xã Đông Xuân, huyện Đông Hưng) cho hay, nhà bà có hơn 4 sào ruộng, cứ đến thời điểm thu hoạch thì chồng và con mới chạy về giúp đỡ, còn cứ xong vụ cấy là chồng, con bà lại khăn gói lên thành phố để kiếm tiền. Bà tự tay phun thuốc trừ sâu, làm dần thành quen, từ đó, hàng xóm thuê mướn.

Bà đã làm nghề này được 3 năm. Dụng cụ “hành nghề” cũng đơn giản, chỉ cần chiếc bình phun, cái xô, bộ quần áo mưa, còn ai cẩn thận nữa thì mua thêm đôi ủng, tổng cộng khoảng 500.000 đồng. Giá tiền công phun thuốc tại thời điểm hiện nay là 20.000 đồng/bình, mỗi bình phun 3 sào, mỗi ngày phun được 1 mẫu, Trung bình mỗi ngày vào thời điểm dịch bùng phát, mỗi người cũng kiếm được khoảng 300.000 đồng.
Có nhà mua thuốc trừ sâu, chỉ gọi ông Hinh, bà Tuy đến phun thuê. Nhưng nhiều nhà sau khi thăm ruộng phát hiện lúa bị sâu, bệnh, họ chỉ việc điện thoại cho ông Hinh, bà Tuy đề nghị lo cho đầy đủ từ A – Z. Theo bà Tuy, để trở thành “tay phun” có uy tín trong làng, thì người làm nghề cũng cần có những ngón nghề: “Phải sắm ngay một loại cần phun dài, mắt mèo đôi (mấu đầu vòi phun nước) thì phun mới nhanh. Có thợ còn đầu tư mua hẳn bình phun chạy bằng mô – tơ đắt đến tiền triệu”.

Biết chết vẫn làm
Phun thuốc trừ sâu là công việc độc hại, do vậy khi thực hiện công việc này đòi hỏi người lao động cần có đầy đủ các bảo hộ cần thiết. Thế nhưng trên thực tế hiện nay, phần lớn những người làm công việc này hầu như đều không trang bị cho mình những dụng cụ bảo vệ độc hại.

Theo thống kê của Vụ Điều trị (Bộ Y tế), chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2011, cả nước có trên 3.000 vụ nhiễm độc thuốc trừ sâu và đã có trên 100 người tử vong. Có tới 90% số người dân không dùng kính bảo hộ để che chắn khi phun thuốc.
Vật dụng bảo vệ cơ thể mang theo của những người đi hành nghề phun thuốc trừ sâu rất thô sơ, chỉ là chiếc nón lá, khăn bịt miệng bằng vải và những bộ quần áo vải cũ kỹ. Do đó, mỗi khi tiếp xúc với các loại thuốc sâu bốc mùi lên vào những hôm nắng gắt, hay vô tình để nước trong bình sóng bắn thấm vào người, sức khỏe của họ bị ảnh hưởng. Theo ông Hinh, trong nhóm hành nghề này đã có trường hợp bị choáng váng trong khi đang phun thuốc, mẩn ngứa, nổi mụn tấy đỏ ở tay, lưng.

“Cũng nghe nói là công việc này độc hại, nhưng tất cả là do mưu sinh thôi anh ạ! Giờ còn khỏe làm kiếm được đồng nào thì cứ làm, tránh được cái gì thì tránh, còn sau có bị làm sao thì cũng đành chịu thôi anh ạ…” – ông Hinh nói. Bên cạnh đó, cứ mỗi khi vào thời điểm phun thuốc trừ sâu cho lúa, các địa phương cũng chỉ thông báo lịch phun, thuốc phun, ngày phun tập trung… chứ ít có địa phương nào tuyên truyền, hướng dẫn kỹ việc bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường cho người dân khi thực hiện phun thuốc.

Có thể bạn quan tâm

Khó khăn vụ lúa trên đất nuôi tôm Khó khăn vụ lúa trên đất nuôi tôm

“Vụ lúa trên đất nuôi tôm chỉ nên sản xuất ở những nơi đủ điều kiện, đừng quá rập khuôn theo kế hoạch để rồi dẫn đến thiệt hại không đáng có”. Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải.

18/10/2015
Triển khai mô hình nuôi thâm canh lươn đồng Triển khai mô hình nuôi thâm canh lươn đồng

Thực hiện dự án khuyến nông Trung ương năm 2015, vừa qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hậu Giang triển khai mô hình “Nuôi thâm canh lươn đồng”, nhằm giúp nông dân tiếp cận với biện pháp nuôi lươn kỹ thuật mới.

18/10/2015
Sản xuất Thủy sản Bắc Ninh phát triển bền vững Sản xuất Thủy sản Bắc Ninh phát triển bền vững

Thực hiện phong trào chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa hiệu quả thấp sang nuôi trồng thuỷ sản, ngành Thuỷ sản Bắc Ninh đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ.

18/10/2015
Dồn sức thực hiện chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu thủy sản Dồn sức thực hiện chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu thủy sản

Những tháng cuối năm được xác định là thời điểm “vàng” để ngành kinh tế thủy sản bứt phá hoàn thành chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu năm. Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cà Mau đã có kế hoạch nhằm cùng doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản dồn sức cho thời cơ này.

18/10/2015
Phát huy mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP Phát huy mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP

Sáng 16/10, tại TP Vinh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT Nghệ An tổ chức hội thảo nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGap tại các tỉnh ven biển miền Bắc.

18/10/2015