Tiếp Tục Phát Triển Chuỗi Liên Kết Sản Xuất, Tiêu Thụ Xoài Và Ca Cao

Chiều 30-7, tại cuộc họp nghe báo cáo tiến độ và kế họach triển khai liên kết sản xuất - tiêu thụ xoài và ca cao, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh cho biết, tỉnh và các địa phương sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện để hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết này.
Theo đó, tỉnh sẽ làm việc với các doanh nghiệp và bà con nông dân phát triển vùng nguyên liệu, chế biến cho 2 loại cây trồng nói trên và giao các địa phương làm đầu mối trong viêc xây dựng liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân.
Cụ thể, đối với cây xoài, tỉnh sẽ giao cho Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Dofico) xây dựng đề án liên kết giữa doanh nghiệp với Hợp tác xã Xoài Suối Lớn (huyện Xuân Lộc) và các địa phương có diện tích xoài lớn của tỉnh để xuất khẩu trái xoài tươi và các sản phẩm xoài sau chế biến. Trong đó, các nội dung cần tập trung là giải pháp về nguồn vốn, đầu tư công nghệ sơ chế, chế biến và liên kết nông dân xây dựng vùng nguyên liệu…
Riêng đối với việc xây dựng liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu cây ca cao, đại diện Công ty TNHH ca cao Trọng Đức (huyện Định Quán) cho biết, năm 2013, tổng sản lượng trái ca cao tươi mà doanh nghiệp thu mua được tại 3 huyện: Định Quán, Tân Phú, Thống Nhất là 625 tấn. Hiện doanh nghiệp đang đầu tư mạnh vào khâu chế biến các sản phẩm từ ca cao, như: rượu, bột, socola…, với dây chuyền chế biến chỉ mới đạt 30% công suất so với nhu cầu nguyên liệu đã lên đến 3.600 tấn trái tươi/năm.
Mục tiêu của doanh nghiệp sắp tới là tiếp tục liên kết với nông dân để mở rộng nguồn nguyên liệu ca cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất...
Có thể bạn quan tâm

Giá lúa tăng thêm 100-150 đ/kg so với tuần trước. Đối với các giống lúa chất lượng cao hạt dài có giá 5.050-5.100 đ/kg, tăng 300-500 đ/kg so với cùng kỳ năm 2013. Với mức giá này, sau khi trừ chi phí, nông dân có lãi được khoảng 1.000 đ/kg.

Theo Sở Công Thương Kiên Giang, liên tục trong hơn hai tháng qua, giá lúa và tôm sú nguyên liệu trên địa bàn luôn ở mức khá cao có lợi cho nông dân mà còn kích thích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản phát triển.

Leo lên đồng mang theo bao loài tôm cá nước ngọt còn bé tí, thường được gọi là cá non, chúng sẽ lớn lên nhanh chóng nhờ thức ăn tự nhiên. Nào là các lóc, cá trê, cá chạch, cá chèn, cá rô, cá he, cá mè vinh, cá éc, cá mề hôi, cá linh, tôm, cua, ốc…

Hàng năm, các cơ sở này sản xuất từ 20 - 22 tỷ con tôm pots giống cung ứng cho thị trường, đáp ứng khoảng 60 - 70% nhu cầu con giống trong tỉnh. Lượng giống sản xuất không chỉ cung ứng trong tỉnh mà còn được các cơ sở xuất bán ở một số tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Đồng thời, một số cơ sở cũng nhập tôm giống ở các tỉnh miền Trung về bán.

Đó là ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh, 51 tuổi, ở phường Tân Thành, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau). Người địa phương nói vô vuông cá chình nhà ông Bảy Ánh chỉ có 500m, nhưng chúng tôi phải dò dẫm trên “con đê” trơn nhớt mất gần cả tiếng đồng hồ mới tới nhà ông.