Tiên Phong Nuôi Cá Lồng Bè Trên Sông
Với mục tiêu tăng thu nhập, nâng cao đời sống, không ít hộ nông dân ở Hòa Vang (Đà Nẵng) đã mạnh dạn đầu tư mở ra hướng làm ăn mới đem lại hiệu quả kinh tế rất lạc quan. Mô hình tiêu biểu nêu dưới đây đã khẳng định: năng động, nhạy bén, đầu tư đúng hướng, nỗ lực vượt khó, nhà nông dư sức làm giàu.
Mới đây, bà con xã miền núi Hòa Bắc mở ra hướng làm ăn mới: nuôi cá lồng bè trên sông Cu Đê. Chưa đến kỳ thu hoạch, song những gì đang có cũng đủ khẳng định đây là hướng làm ăn rất khả thi, đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.
Người tiên phong trong hoạt động kinh tế mới mẻ này là ông Hồ Phú Sâm, Trưởng thôn Phò Nam. Có mặt tại bè cá neo cách bờ hơn chục mét, đoạn gần cuối địa phận xã Hòa Bắc, vào thời điểm cá điêu hồng thả nuôi hơn 3 tháng, ghi nhận của chúng tôi là hàng vạn con to cỡ bàn tay thỏa sức bơi lượn giữa làn nước trong xanh. Khi ông Sâm vãi thức ăn, cá nổi lên dày đặc đớp mồi trông thật thích mắt.
Ông Sâm cho biết: Cá lớn rất nhanh. Tỷ lệ hao hụt ít. Thời gian tới bình yên vô sự, lứa này trúng đậm. Với 30.000 con đã thả, trừ hao hụt 20%, khi thu hoạch, chí ít cũng còn khoảng 24.000 con. Cứ tính bình quân 2 con/kg, lứa đầu tiên này 12 tấn cá trong tầm tay. Với giá 42.000 - 45.000 đồng/kg, doanh thu nửa tỷ đồng cầm chắc, trừ chi phí lãi ròng từ 150 đến 180 triệu đồng.
Thấy chúng tôi có vẻ bán tín bán nghi về nguồn thu kỷ lục như vậy, ông Phan Hữu Ánh, chuyên gia nuôi cá lồng bè lâu năm tại hồ Hòa Trung có mặt trên bè vào thời điểm đó khẳng định: Với 30.000 con đã thả, sau 5 tháng nuôi, dư sức đạt hơn 12 tấn. Phải nói, nuôi cá lồng bè ở sông Cu Đê thuận lợi hơn ở hồ Hòa Trung rất nhiều. Nước trên sông này chảy không mạnh, ít ô nhiễm, cá chóng lớn.
Có thể bạn quan tâm
Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Trị đã có gần 20 ha/950 ha nuôi tôm bị nhiễm bệnh Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính và có chiều hướng gia tăng, gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm...
Những năm gần đây, tỉnh Tuyên Quang có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản. Những kết quả đạt được về nuôi trồng thủy sản đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
“Từ nay đến cuối năm, sẽ hoàn thiện việc nâng cấp Trung tâm chiếu xạ Hà Nội, để sang năm có thể áp dụng công nghệ chiếu xạ trong bảo quản vải thiều phục vụ nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Mỹ”.
Sau gần 3 năm triển khai, đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm một số cây trồng trên đất sau trồng cam, quýt và cải tạo vườn quả kém chất lượng tại xã Quang Thuận (Bạch Thông - Bắc Kạn)" đã đạt kết quả khả quan. Đề tài đã giúp người dân nhận thức rõ hơn về các biện pháp kỹ thuật để thâm canh tăng năng suất cây trồng.
Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập trên cùng diện tích canh tác và tránh tình trạng "được mùa mất giá", Hội Nông dân xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) đã xây dựng mô hình trồng chuối già cấy mô. Sau hơn 1 năm thí điểm, mô hình đã đem lại nguồn thu nhập ổn định và cao gấp 3 đến 4 lần so với trồng lúa.