Tiên Kiên (Lâm Thao) được mùa lúa tái sinh

Thoăn thoắt bó từng bó lúa vàng óng, trĩu bông, bà Nguyễn Thị Nguyệt ở khu 1 phấn khởi cho biết: Làm lúa tái sinh rất thuận lợi, vừa nhàn lại vừa cho thu nhập cao vì không mất công cày bừa, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh hại, chỉ gặt xong thì bón phân và thu hoạch, năng suất lúa cũng đảm bảo.
Vụ chiêm xuân vừa qua, toàn xã Tiên Kiên gieo cấy trên 190ha lúa. Để đảm bảo sản xuất lúa tái sinh trên toàn bộ diện tích, xã chỉ đạo bà con gieo cấy trà xuân muộn và sử dụng 100% các giống lúa lai, lúa chất lượng cao như GS9, Syn 6, Nhị ưu số 7, Đại dương. Xã cũng trích ngân sách hơn 100 triệu đồng trợ giá giống lúa cho người dân, đồng thời tăng cường tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để việc sản xuất đạt kết quả cao nhất. Anh Trần Đắc Thành - Phó Chủ tịch UBND xã khẳng định: Muốn sản xuất lúa tái sinh có hiệu quả điều quan trọng trước hết là phải quy hoạch vùng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống lúa, đồng thời áp dụng chặt chẽ các quy trình kỹ thuật thâm canh cải tiến SRI. Thực tế ở xã Tiên Kiên, quy trình sản xuất được chỉ đạo chặt chẽ, bà con đồng tình ủng hộ nên hiệu quả thu được là đáng kể.
Với đặc thù xã miền núi như ở Tiên Kiên, việc tưới tiêu trong nông nghiệp khó khăn, gần như phụ thuộc vào thiên nhiên thì sản xuất lúa tái sinh đang là giải pháp thích hợp để đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao giá trị thu nhập cho người nông dân. Ngay sau khi thu hoạch lúa tái sinh, xã chỉ đạo bà con khẩn trương cày bừa, làm đất và chuẩn bị cho gieo cấy vụ mùa, đảm bảo trong khung lịch thời vụ và phấn đấu gieo cấy đạt chỉ tiêu kế hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Đến tham quan trang trại thanh long ruột đỏ của ông Nguyễn Hữu Phước tại ấp 18, xã Khánh Thuận (Cà Mau), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước thành quả mang lại cho chủ nhân nó.

Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ nhiệm Hợp tác xã thanh long ruột đỏ Đức Mỹ cho biết: Thanh long ruột đỏ Đức Mỹ là giống Thanh Long ruột đỏ Long Định 1, trọng lượng trái trung bình từ 0,5 - 0,8 kg/quả, mẫu mã đẹp, năng suất, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Sản phẩm lúa làm ra được tiêu thụ hết theo hợp đồng; lợi nhuận của nông dân (ND) được đảm bảo, vai trò Hội ND được phát huy trong việc tổ chức lại sản xuất...

Trên địa bàn Hậu Giang, hiện nay chưa có khách hàng vay nuôi tôm, chỉ có khách hàng vay vốn để nuôi cá tra. Tính đến hết tháng 3-2014, tổng dư nợ cho vay nuôi trồng thủy sản trên toàn địa bàn là 2.098 tỉ đồng, chiếm 14,5% tổng dư nợ cho vay, trong đó chủ yếu cho vay nuôi cá tra, với dư nợ 1.025 tỉ đồng.

Cuối năm nay, Lý Sơn cũng sẽ có điện lưới quốc gia được thực hiện xuyên biển bằng cáp ngầm. Đây đều là những tiền đề quan trọng để thúc đẩy huyện đảo vốn giàu tiềm năng và có vị trí chiến lược quan trọng phát triển mạnh mẽ hơn về kinh tế, vững mạnh về quốc phòng.