Tiền Giang Thiếu Điện Xông Thanh Long Nông Dân Quơn Long Thất Thu

Xã Quơn Long (huyện Chợ Gạo, Tiền Giang) là vùng chuyên canh thanh long, với 910/925 ha đất nông nghiệp trồng thanh long. Giao thông và thủy lợi khá tốt, tuy nhiên khoảng nửa năm nay trong hợp đồng mua bán điện giữa người tiêu dùng (chủ các bình điện hạ thế xông thanh long) và Chi nhánh Điện lực Chợ Gạo có quy định mới:
Chỉ được phép xông thanh long từ 21 giờ 30 phút đến 5 giờ 30 phút sáng hôm sau (trước kia từ 19 giờ - 5 giờ 30 phút sáng hôm sau) và Bộ Công thương có công văn yêu cầu tiết kiệm điện, chỉ cho phép sử dụng bóng đèn xông thanh long 60 W (trước kia 75 W).
Quy định trên đã ảnh hưởng đến năng suất 910 ha thanh long toàn xã trong vụ nghịch vừa qua (đầu năm 2014). Kết quả trên đã gây bức xúc cho bà con nông dân. Ông Trần Khắc Nhiệm, ở ấp Long Hòa (xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo) băn khoăn:
“Nông dân chúng tôi chịu rất nhiều áp lực trong việc chi phí trồng, chăm sóc thanh long và cả khâu buôn bán… Chúng tôi yêu cầu Chi nhánh Điện lực Chợ Gạo thực hiện theo như “Dự án phát triển cây thanh long của 2 xã Mỹ Tịnh An và Quơn Long”. Nếu tình hình như thế này mãi thì nhà vườn của chúng tôi có nguy cơ mắc nợ…”.
Ông Nguyễn Văn Ân, lo lắng chia sẻ: “Theo tôi được biết, năm 2005 dự án trồng thanh long của 2 xã điểm Quơn Long và Mỹ Tịnh An trong đó có 3 quy định ưu tiên hàng đầu là phát triển giao thông (vận chuyển trái), thủy lợi để tưới tiêu và điện đủ phục vụ cho xông thanh long ra trái nghịch mùa, nhưng từ tháng 10-2013 Chi nhánh Điện lực Chợ Gạo quy định trong hợp đồng mua bán điện lại có quy định mới (như đã nêu).
Qua kinh nghiệm hơn 10 năm trồng và xông thanh long, tôi nhận thấy điện chạy đủ 220V với bóng đèn 75W và thời gian xông từ 19 giờ đến 5 giờ 30 sáng hôm sau mới đủ độ nóng và ánh sáng kích thích thanh long ra hoa đạt 80% tổng số gốc thanh long trong mỗi khu vườn.
Còn theo quy định mới, có nhà vườn phải tốn chi phí xông thanh long đến 2 lần/1khu vườn nhưng năng suất thu hoạch chỉ 40% là cao.
Thêm nữa là điện yếu chỉ còn từ 180V đến 160V mà Điện lực Chợ Gạo vẫn ký hợp đồng cho xuống bình (cuối năm 2013 toàn xã có 200 bình, hiện nay 280 bình) vì vậy công suất điện đã yếu càng yếu hơn. Tôi xông cho hộ Nguyễn Thị Hường đợt 1 là 560 bóng đèn (60W)/ 500 gốc/4 công đất, nhưng thanh long ra hoa không đạt.
Cô Hường đã thuê tôi xông thêm đợt 2 với 860 bóng đèn 60W, nhưng hoa ra chỉ đạt 40%. Chi phí cô Hường đầu tư cho 500 gốc thanh long mùa rồi là trên 40 triệu đồng, nhưng thu hoạch chỉ 38 triệu đồng”.
Các anh Phan Văn Thuận, Nguyễn Văn Đức và Phan Quốc Tuấn cùng là nông dân trồng thanh long ở xã Quơn Long không giấu được bức xúc: “Chúng tôi sống chỉ nhờ vào thanh long, đầu tư cho cây thanh long tốn kém tiền của và công sức rất nhiều, mỗi năm chỉ có 1 vụ nghịch để chúng tôi có thu nhập. Muốn được mùa trái nghịch thì điện xông thanh long phải đủ mạnh, đủ thời gian như trước kia.
Nếu Công ty Điện lực Tiền Giang không ưu tiên khắc phục thì nông dân thất thu thanh long ngày càng nhiều, sẽ có nguy cơ đổ nợ. Mùa thanh long vừa qua nhờ có giá nên nhiều nhà vườn huề vốn hoặc lỗ vốn chưa đáng kể… Chúng tôi mong muốn ngành chức năng cùng các cấp lãnh đạo xem xét và có hướng khắc phục, tạo điều kiện cho nông dân Quơn Long an tâm lao động, sản xuất”.
Related news

Đến giờ này, câu chuyện thoát nghèo của ông Út được bà con trong vùng vẫn truyền tai nhau với sự nể phục. “Nói thật, đôi lúc tôi cứ nghĩ mình nằm mơ. Lúc bắt tay trồng nấm, tôi chỉ nghĩ đơn giản là có cái nghề để thoát nghèo và đã cố gắng hết sức. Ông trời quả không phụ lòng người” - ông Út thổ lộ.

Với diện tích chưa đến 1.000m2, trung bình mỗi tháng, người trồng rau má thu nhập từ gần 1 triệu đồng. Giá của rau má không bấp bênh như nhiều loại mặt hàng nông sản khác. Hiện nay, giá mỗi ki-lô-gam rau má được thương lái vào tận vườn thu mua từ 10.000 - 15.000 đồng.

Thời điểm này, cam Vinh tại Lục Ngạn đang được thu hoạch, diện tích khoảng 286 ha, tập trung nhiều ở các xã: Thanh Hải, Nam Dương, Tân Mộc, Mỹ An... Hiện giá bán bình quân tại vườn đạt 30 nghìn đồng/kg. Năm 2014, sản lượng cam Vinh toàn huyện ước đạt 1.475 tấn, giá trị đạt hơn 44 tỷ đồng.

Hình ảnh những trái mít chín vàng, bắt mắt cùng tấm biển quảng cáo “mít Thái chín cây, 15.000 đồng/kg” rất dễ níu chân người đi đường. Ít ai biết rằng, để có được những trái mít “chín cây” đẹp, có một số người bán đã kích chín bằng những loại hóa chất không rõ nguồn gốc.

Những năm gần đây, các loại cây ăn quả như dứa, chuối, quýt trở thành cây xóa đói, giảm nghèo hiệu quả cho nhân dân một số xã trên địa bàn huyện Mường Khương. Ngành nông nghiệp huyện tích cực chỉ đạo nhân dân áp dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng, chăm sóc và thu hoạch, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng từng loại cây ăn quả.