Mỗi Ngày Hơn Một Nghìn Tấn Nông Sản Ùn Tắc Tại Cửa Khẩu Tân Thanh

Ngày 24-3, Chi cục Trưởng hải quan cửa khẩu Tân Thanh, Văn Lãng (Lạng Sơn) Nguyễn Văn Chương cho biết, gần một tuần nay, cửa khẩu Tân Thanh luôn trong tình trạng quá tải vì hàng hóa xuất nhập cảnh tăng cao.
Theo thống kê của Chi cục hải quan Tân Thanh, hiện nay mỗi ngày trung bình có khoảng 500 đến 600 xe chở dưa hấu được các thương lái ở các tỉnh miền trung trở ra để làm thủ tục xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong khi đó tiến độ thông quan chỉ đáp ứng được khoảng 250 đến 300 xe nông sản xuất khẩu mỗi ngày (số còn lại hơn 300 xe dưa hấu bị ùn tắc, mỗi xe trở từ 25 đến 30 tấn dưa hấu). Nguyên nhân là do bãi chứa nông sản tại chợ Pò Chài, Quảng Tây (Trung Quốc) quá hẹp.
Thượng úy Đặng Nam Cao, Trạm trưởng trạm kiểm soát biên phòng Tân Thanh cho hay, so với mọi năm, năm nay lượng hàng nông sản tăng bất thường. Để khắc phục tình trạng này, cán bộ chiến sĩ luôn trực 24/ 24 giờ, cùng phối hợp với các lực lượng hải quan, bàn bạc thống nhất với các đơn vị bạn tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa được sớm nhất, tránh tình trạng hàng bị ùn tắc quá lâu tại cửa khẩu.
Trưởng Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn, Trần Tiến Minh cho biết: tỉnh đã tổ chức các đoàn sang trao đổi với các cơ quan chức năng của phía Trung Quốc có các biện pháp phối hợp tạo điều kiện cho hàng hóa xuất nhập khẩu được thông suốt. Đồng thời cũng khuyến cáo các chủ doanh nghiệp hạn chế xuất khẩu nông sản với mức hợp lý và theo lộ trình, nhằm tránh tình trạng bị doanh nghiệp nước ngoài ép cấp ép giá...
Thương nhân Hoàng Thị Mai bức xúc: “Năm nay dưa hấu ở các tỉnh miền trung được mùa, được giá. Bình quân 1 kg dưa hấu xuất sang biên giới được giá từ 8.200 đồng Việt Nam, nên số lượng các doanh ngiệp làm thủ tục xuất khẩu ngày càng gia tăng... nên mới xảy ra tình trạng ùn tắc”.
Hiện nay, để tránh ùn tắc cục bộ tại cửa khẩu Tân Thanh, nơi chủ yếu xuất nhập khẩu hàng nông sản, các lực lượng chức năng như: biên phòng, hải quan, cảnh sát giao thông đã có các biện pháp phân luồng, các loại xe ra vào cửa khẩu, tạo điều kiện tốt nhất để hàng nông sản xuất khẩu kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Điều kiện môi trường bất lợi, hàng trăm người nuôi tôm ở phường 12 (TP. Vũng Tàu) đã bỏ nghề, nhưng nhiều năm nay, tại ao nuôi của ông Lê Quang Hùng guồng quay máy sục khí vẫn hoạt động bền bỉ. Ao nuôi tôm của ông là một trong số ít những điểm sáng trên vùng đất nuôi thủy sản đã bỏ hoang nhiều năm của khu vực này.

Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm vừa tổng kết đề tài "Chọn lọc và phục tráng giống cam chanh đặc sản huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương năm 2011 - 2012". Đề tài đã lựa chọn được 10 cây đầu dòng để khai thác mắt ghép sản xuất cây giống cam chanh sạch bệnh.

Từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tháng 8/2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Định đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Phù Mỹ thực hiện mô hình nuôi cá vược trong ao đất tại 2 xã: Mỹ Thành (diện tích 5000 m2/7500 con) và xã Mỹ Cát (5000 m2/7500 con).

Sau khi gây hại tại xã Sông Côn thuộc huyện Đông Giang, thời gian gần đây dịch lở mồm long móng tiếp tục lây lan đến xã Zuôil và Tà Pơ (huyện Nam Giang - Quảng Nam) khiến nhiều đàn gia súc bị nhiễm bệnh.

Thời gian gần đây, nông dân ở các huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Yên Định, Vĩnh Lộc… (Thanh Hóa) đang hết sức vui mừng khi giá ớt quả bất ngờ tăng vọt, gấp 7-10 lần so với năm trước. Bình quân mỗi sào ớt mang về cho người dân từ 18-20 triệu đồng.