Ngư Dân Bình Định Vững Tâm Và Có Thu Nhập Khá
Trong thời gian qua, ngư dân tại các địa phương trong tỉnh Bình Định đã thành lập các mô hình tổ, đội đoàn kết cùng nhau giữ vững ngư trường, hỗ trợ khai thác thủy sản trên biển.
Ông Phạm Ngọc Bảo - Chủ tịch UBND xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn) cho biết: Bắt đầu khoảng 3 năm trở lại đây, đến nay, ngư dân trên địa bàn xã đã thành lập được 74 tổ đoàn kết cộng đồng đánh bắt trên biển với trên 300 tàu cá, 1.310 ngư dân tham gia.
Các tổ đoàn kết đánh bắt trên biển đã phát huy hiệu quả tích cực. Năm 2013, ngư dân địa phương đã đánh bắt đạt sản lượng 10.829 tấn, với tổng giá trị trên 870 tỷ đồng. Mô hình liên kết trong khai thác thủy sản ở Tam Quan Bắc chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực khai thác, đánh bắt cá ngừ đại dương, với sản lượng cá ngừ khai thác được trong năm đạt 6.730 tấn, tăng 1.650 tấn so với năm 2012.
Ngư dân Nguyễn Văn Thành - chủ tàu cá, tổ trưởng một tổ đoàn kết ở xã Tam Quan Bắc, bộc bạch: Nhờ thành lập các tổ đoàn kết trên biển, anh em ngư dân chúng tôi rất yên tâm khi bám biển dài ngày và cùng đùm bọc nhau lúc bị ốm đau, tai nạn trên biển, hiệu quả đánh bắt cũng cao hơn trước thấy rõ.
Ông Mai Khương Dược - Phó Chủ tịch UBND xã Hoài Hương thông tin: Từ tổ đoàn kết khai thác thủy sản đầu tiên được thành lập giữa tháng 6.2011, đến nay, ngư dân Hoài Hương đã có 46 tổ đoàn kết với 250 tàu tham gia, chuyên khai thác, đánh bắt cá ngừ đại dương và hành nghề vây rút chì. Hầu hết ngư dân trong các tổ đoàn kết đều làm ăn có lãi với mức thu nhập bình quân từ 6-10 triệu đồng/người/tháng.
Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định, đến nay toàn tỉnh đã phát triển được 265 tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển với 1.049 tàu cá tham gia. Theo thống kê, trong năm 2013, nhờ hình thành các tổ, đội đoàn kết đánh bắt trên biển, ngư dân trong tỉnh khai thác đạt sản lượng gần 185.000 tấn thủy sản các loại, tăng 8,1% so với năm 2012.
Riêng từ đầu năm đến nay, ước tính sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh đạt hơn 18.700 tấn, tăng 47,3% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó sản lượng cá ngừ đại dương đạt 880 tấn.
Có thể bạn quan tâm
Ông Dương Ánh Đông, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật Tịnh Biên cũng xác nhận tình trạng xoài chết cây tại các vườn xoài thuộc khu vực đồi, núi. Đồng thời khuyến cáo, các chủ vườn cần chú ý theo dõi, chủ động phòng ngừa thích hợp để tránh thiệt hại, nhất là tăng cường giải pháp dinh dưỡng cho cây xoài; hạn chế xử lý kích thích ra hoa liên tục.
“Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) là huyện có lượng mưa rất ít, chỉ rộ 2 - 3 tháng một năm, độ ẩm trong không khí lại thấp, nước tưới cho thanh long chủ yếu từ nguồn nước ngầm, nên năm nào cũng vậy, cứ đến mùa hạn hán là nông dân chúng tôi lại đau đầu vì thiếu nước, mà cây trồng thiếu nước một mùa thì ba mùa vực chưa lại.
Thời gian gần đây, nhiều nhà vườn đón nhận tin vui, anh Lê Văn Chía, một nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi ở Tổ 13, ấp 5, xã An Hữu (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) đã nhân thành công giống vú sữa bản địa mới, đó là: Vú sữa bơ hồng cơm vàng. Giống vú sữa này vừa đoạt được giải Nhì tại “Hội thi Trái ngon - an toàn và củ quả lạ quý hiếm Đồng bằng sông Cửu Long - Cần Thơ năm 2013”.
Đó là mô hình độc đáo trên đồi đất dốc, mà ông Trần Văn Danh (ấp An Thạnh, xã An Hảo, Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đã biến khó khăn trở nên lợi thế, đưa đến thành công trong việc trồng quýt đường của miệt Định Quán (tỉnh Đồng Nai). Năm đầu tiên, ông thu hoạch được trên 25 tấn trái, bán với giá 13.000 đồng/kg, góp phần nâng cao thu nhập gia đình…
Hiện toàn huyện Lai Vung có hơn 2.000ha quýt hồng, quýt đường đang cho trái, nhiều nhất là ở các xã Long Hậu, Tân Phước và Tân Thành. Mặc dù, giá quýt hiện thấp hơn năm trước nhưng dự đoán từ nay đến Tết, giá còn tiếp tục tăng nên bà con nhà vườn rất phấn khởi.