Tiền Giang Thả Nuôi Tôm Sú Năm 2015 Từ Tháng 3 Đến Tháng 10
Ngày 30/12/2014, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang ban hành Thông báo số 4291/TB-SNNPTNT về việc khuyến cáo thời vụ thả nuôi tôm nước lợ năm 2015, nhằm hạn chế thiệt hại do những bất lợi về thời tiết, dịch bệnh cho bà con nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh.
Theo đó, đối với các hộ nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh khuyến cáo bà con không nên thả giống nuôi trong các tháng 01, 02, 11 và 12 (dương lịch), vì trong thời gian này thời tiết không phù hợp với đặc tính sinh học của tôm sú, đồng thời chất lượng tôm giống thường không tốt.
Đối với các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, bà con có thể thả giống nuôi ở tất cả các tháng trong năm. Tuy nhiên, bà con cần chú ý, phải có thời gian ngưng nuôi giữa hai vụ ít nhất là 02 tháng, để đủ thời gian cải tạo ao đầm, cắt đứt mầm bệnh, hạn chế thiệt hại cho vụ nuôi sau.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các đơn vị có liên quan trực thuộc Sở, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông, Phòng Kinh tế thị xã Gò Công tổ chức tuyên tuyền, phổ biến nội dung thông báo này cho tất cả người nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh trên địa bàn tỉnh sớm biết để chủ động thực hiện.
Đồng thời, giao Chi cục Thủy sản chủ trì, phối hợp với Chi cục Thú y cùng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thị xã Gò Công theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình nuôi, tình hình thời tiết thủy văn, thực hiện tốt công tác quan trắc môi trường, quan trắc mầm bệnh, để có những khuyến cáo cụ thể, phù hợp và kịp thời cho từng vùng nuôi tập trung trên địa bàn.
Trước đó, Chi cục Thủy sản tỉnh khuyến cáo thời điểm thả giống trong vụ nuôi tôm quảng canh cải tiến năm 2015 bắt đầu từ ngày 22/12/2014. Tuy nhiên, thời điểm thả giống cụ thể tùy theo điều kiện của từng khu vực và đảm bảo độ mặn nước ao thả nuôi hoặc ao ương cao hơn 6%o.
Theo số liệu thống kê, những năm gần đây, tình hình bệnh trên tôm nuôi ngày càng diễn biến phức tạp. Năm 2014, tình hình bệnh trên tôm nuôi không còn tập trung vào các tháng nắng nóng với bệnh hoại tử gan tụy là chủ yếu như các năm trước, mà chủ yếu là bệnh đốm trắng và xảy ra tương đối rải đều ở các tháng trong năm.
Cụ thể, tổng diện tích tôm nuôi năm 2014 bị thiệt hại là 587,8 ha, chiếm 17,6% diện tích thả nuôi. Thời gian bị dịch bệnh tập trung nhiều nhất vào đầu tháng 1/2014, với diện tích 164,6 ha (chủ yếu là bệnh đốm trắng), còn các tháng còn lại diện tích tôm bệnh trung bình từ 20 - 60 ha/tháng.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nông dân ở các huyện Thạnh Hoá, Tân Thạnh và Mộc Hoá (tỉnh Long An) đã thu hoạch xong hơn 4.300 ha khoai mỡ của vụ hè thu năm nay trước khi lũ đổ về, năng suất đạt từ 15-16 tấn/ha, tăng gần 20% so với năm trước.
Với diện tích gần 8.000m2 đất lúa, gia đình anh Nguyễn Văn Song (ấp Hà Đức, xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) áp dụng khoa học- kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, nên lợi nhuận mang lại khá cao, đời sống gia đình luôn đủ ăn, khấm khá dần lên.
Do ảnh hưởng của 2 cơn bão số 5, 6 kết hợp lũ lớn lâu ngày đã làm cho hàng chục ha nuôi trồng thủy sản vùng ngoài đê của huyện Yên Phong (Bắc Ninh) bị ngập lụt. Nhiều nông dân vốn là chủ của những trang trại với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm bỗng chốc trắng tay do diện tích nuôi trồng thủy sản, cây trồng chuẩn bị đến ngày thu hoạch bị chìm trong nước lũ.
Nhờ mở rộng mô hình nuôi cá bổi công nghiệp mà thời gian qua, nhiều người có việc làm ổn định, tăng thêm thu nhập phát triển kinh tế gia đình. Trung bình mỗi ha nuôi cá bổi công nghiệp có sản lượng từ 12 đến 20 tấn.
Vài năm lại đây, sản phẩm gà đồi đã có mặt ở hầu hết quán ăn, nhà hàng đặc sản và là món ăn ưa thích của hầu hết người tiêu dùng. Thương hiệu gà đồi cũng được tin, chuộng vì lẽ đó. Tại tỉnh Hòa Bình, qua khảo sát, nhiều huyện có tiềm năng và lợi thế về đồi, bãi để phát triển chăn nuôi gà đồi, góp phần tăng tổng đàn gia cầm, nâng cao thu nhập, làm giàu cho hộ chăn nuôi.