Tiền Giang: Nhiều Diện Tích Lúa ĐX Thiệt Hại
Dọc theo các khu vực trồng lúa ở huyện Cai Lậy, Tân Phước chúng tôi thấy lúa ở hai bên đường đều nằm mẹp xuống đất. Nhiều nông dân cho biết, cứ 10 ruộng thì 9 ruộng lúa bị ngã đổ. Ông Trần Văn Sơn, xã Phú Cường, huyện Cai Lậy thở dài thườn thượt: Chỉ còn 8 ngày nữa là thửa ruộng hơn 1 ha lúa IR 50404 sẽ thu hoạch. Thế nhưng cơn mưa trái mùa vừa qua đã làm cho toàn bộ lúa ngã rạp. Nhìn qua trà lúa trước khi đổ, tui đoán năng suất vụ này không dưới 40 giạ/công. Tuy nhiên, năng suất giờ đây chỉ còn 34- 35 giạ/công do lúa lép nhiều và thiệt hại trong thu hoạch.
Trong khu vực huyện Cái Bè, các ruộng lúa cũng bị thiệt hại do mưa to kèm với gió giật nhưng mức độ ảnh hưởng không nghiêm trọng so với huyện Cai Lậy, Tân Phước. Bà Nguyễn Thị Ngọc, nông dân trồng lúa ở xã Hậu Mỹ Bắc A, huyện Cái Bè cho biết, ruộng lúa 8.000 m2 của gia đình bà đã ngã đổ gần 40%. Còn khoảng 15 ngày nữa mới thu hoạch, tỷ lệ lúa lép rất cao, ảnh hưởng nhiều đến năng suất. Nhiều ruộng lúa xung quanh khu vực này cũng chịu cảnh tương tự.
Thời điểm thông thường, việc tìm kiếm nhân công, máy gặt đập liên hợp (GĐLH) đã vất vả, nay lúa ngã rạp phải thu hoạch đồng loạt khiến giá nhân công, tiền thuê máy gặt càng đội lên cao. Mấy ngày nay, ông Sơn lo tìm nhân công thu hoạch lúa tối mày tối mặt mà cũng chưa ra. Hỏi thuê máy GĐLH đều bị từ chối do lúa đổ rất nặng. "Tôi phải vận động các mối quen biết của gia đình để tìm công gặt lúa nhưng mãi vẫn chưa thu hoạch được. Thậm chí trả giá cắt mỗi công lúa tới 600 ngàn đồng mà họ cũng không chịu làm. Giờ đây chẳng biết phải xử lý như thế nào", ông Sơn nói.
Ông Lê Văn Nam, chủ máy GĐLH ở xã Hậu Mỹ Bắc A, huyện Cái Bè cho biết, thông thường giá cắt 1 công lúa đứng khoảng 170 ngàn đồng, đối với lúa đổ thì giá cao hơn gấp đôi, từ 350- 400 ngàn đồng. "Mấy bữa nay, các chủ ruộng lúa bị đổ cứ liên tục kêu đi gặt nhưng chỉ có 2 máy nên tui ưu tiên làm cho người đến thuê trước. Khoảng nửa tháng nữa mới vào vụ thu hoạch rộ nhưng lịch làm việc đã kín hết", ông Nam nói.
Bà Nguyễn Kim Liên, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Cái Bè cho biết, cơn mưa trái mùa vừa qua làm phần lớn diện tích lúa sắp thu hoạch trong 4.000 hecta lúa của huyện bị gãy đổ gây thiệt hại lớn. Bên cạnh đó, việc chủ máy lên giá càng khiến nông dân khốn đốn. Trước đây, tình trạng này chưa từng xảy ra.
Có thể bạn quan tâm
Hà Giang hiện lên trước mắt chúng tôi là dặc dài núi đồi lô nhô với đá tai mèo rợn sắc. Đất canh tác khan hiếm, nước chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên.
Việt Nam – Lào có truyền thống hợp tác, gắn bó lâu đời không chỉ trong thời chiến mà khi bước sang thời kỳ đổi mới, phát triển, mối tình hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước lại càng thắt chặt.
Sau gần 30 năm đẩy mạnh tiến trình khai phá Đồng Tháp Mười, Tiền Giang đã thành lập huyện Tân Phước giàu các tiềm năng về sản xuất nông nghiệp, xây dựng những vùng chuyên canh cây trồng hướng đến xuất khẩu: Lúa, dứa, khoai, cây lâm nghiệp...
Niên vụ mía 2014 - 2015 ở xã Ninh Tân (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) đã khép lại. Một vụ sản xuất gặp sâu bệnh, nắng hạn đã khiến nông dân kiệt quệ. Đã vậy, nhiều nông hộ còn đang đối mặt với việc bị Công ty Cổ phần Đường Khánh Hòa (KSC) phạt vi phạm hợp đồng (HĐ) vì không giao đủ số lượng mía như cam kết.
Một số thương lái đang tìm mua cau non ở các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với giá cao. Theo các ngành chức năng, người dân cần cảnh giác, không nên thấy giá cao mà đốn bỏ những loại cây đặc sản của địa phương để trồng cau.