Ớt Trúng To

Mặc dầu thời tiết khá khắc nghiệt, nhưng năm nay nông dân Điện Bàn (Quảng Nam) khá hồ hởi vì trúng đậm vụ ớt đông xuân.
Toàn huyện Điện Bàn trồng trên 450 ha ớt. Mới vào đầu vụ thu hoạch, nhưng niềm vui, tiếng cười rôm rả của những hộ trồng ớt vang lên đầu làng cuối ngõ. Với những chuyến xe của thương lái từ nơi khác về đây mua và vận chuyển ớt.
Theo nhận định, của nhiều hộ trồng ớt ở Điện Bàn, đây là vụ ớt được mùa nhất kể từ năm 2004 đến nay. Khác với mọi năm trước, người trồng ớt nhiều phen “méo mặt” bởi giống ớt Trung Quốc chết khô héo cả cánh đồng, năm nay, nhiều hộ đã chuyển qua trồng giống ớt Hàn Quốc và ớt xanh là chủ yếu. Đi dạo một vòng quanh xã Điện Quang, Điện Phong (Điện Bàn), nhiều ngôi nhà khấm khá mọc lên nhờ trồng rau quả, trong đó có cây ớt. Và diện tích đất hoang dần thu hẹp, thay vào đó là màu xanh bạt ngàn của ngô, khoai, ớt.
Hiện tại, ớt tươi có giá từ 14.000 đến 16.000 đ/kg, cao gấp 3 lần so với năm trước. Mỗi sào thu hoạch trên 1 tấn ớt, và trung bình mỗi hộ thu nhập từ 10 đến 15 triệu đồng/sào. Chị Nguyễn Thị Bông (trú tại thôn Phú Đông, xã Điện Quang) hồ hởi: “Năm nay ớt được mùa, được giá, điều này như niềm động viên đối với bà con trồng ớt. Vì mấy năm trước, ớt mất mùa, kèm theo sâu bệnh, rồi lại rớt giá. Thu nhập từ ba sào ớt, tôi dự định mua thêm vài con bò để làm chút vốn, nuôi con ăn học”.
Không riêng gì huyện Điện Bàn, những ngày này về vựa ớt của huyện Duy Xuyên, tiếng cười nói, lòng hân hoan khi ớt được mùa lan tỏa trên khắp các cánh đồng ớt. Xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam trồng ớt với diện tích 42 ha, năng suất 30 tấn/ha, chủ yếu là ớt Hàn Quốc và ớt xanh.
Chị Lê Thị Chín (trú tại Duy Châu, Duy Xuyên, Quảng Nam), chia sẻ: “Mặc dầu ớt năm nay được giá, nhưng chúng tôi không nghĩ đến việc mở rộng diện tích. Vì không phải năm nào, mùa nào cũng được như năm nay, và đôi lúc trồng trọt hay chăn nuôi cũng luôn tiềm ẩn những rủi ro khó lường. Tôi thà “ăn chắc mặc bền” vụ nào hay vụ đó, chứ nghĩ đến việc mở rộng diện tích thì không dám”.
Có thể bạn quan tâm

Ban đầu, chỉ có vài chục hộ ở xã Đại An (huyện Trà Cú) tận dụng nguồn cá tạp khai thác biển để nuôi. Từ đầu năm đến nay, tỉnh Trà Vinh có thêm 1.200 hộ thả nuôi khoảng 200 triệu con cá lóc giống trên diện tích gần 200ha; tổng sản lượng đã thu hoạch được gần 20.000 tấn cá lóc thương phẩm.

Tính đến nay, diện tích nuôi tôm công nghiệp trong toàn tỉnh Cà Mau đạt 7.844,26 ha, tăng 1.844,26 ha so với cuối năm 2013 (trong đó diện tích đang thả nuôi hơn 4.000 ha), vượt kế hoạch năm 2014 trên 844 ha.

Trước tình trạng dịch bệnh trên tôm xảy ra phổ biến, nhiều bà con huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) chuyển sang nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến (bao gồm cả luân canh lúa - tôm), với mong muốn mang lại hiệu quả kinh tế cao và giảm thiệt hại khi có dịch bệnh xảy ra.

Tuy nhiên, lợi nhuận từ nuôi cá tra tiếp tục không ổn định, bên cạnh lượng cá đến kỳ thu hoạch không nhiều. Toàn tỉnh hiện có 429,5ha mặt nước sử dụng nuôi cá tra thâm canh, trong đó diện tích đang thả nuôi là 273,5ha, diện tích treo ao vẫn còn khá cao trên 34ha, chuyển sang nuôi các đối tượng khác hơn 10ha.

Ông Nguyễn Đức Mậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) cho biết: Tổng sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng năm 2014 trên địa bàn huyện đạt được là 19.819 tấn, đạt 113% so với kế hoạch. Giá trị kinh tế mang lại tương đương 2.770 tỷ đồng. Đây là năm huyện Cầu Ngang có sản lượng tôm thương phẩm đạt cao nhất từ trước đến nay.