Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiền Đề Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn

Tiền Đề Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn
Ngày đăng: 11/11/2014

Trên cơ sở nguồn vốn cho vay ưu đãi của mình, các tổ chức tín dụng đã góp phần hỗ trợ đắc lực vào tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (NTM) đối với từng địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Những tác động tích cực từ chính sách tín dụng

Trong các năm qua, nguồn tín dụng ngân hàng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam có chính sách hỗ trợ các sản phẩm chủ lực của vùng ĐBSCL như: cho vay tạm trữ lúa gạo để ổn định giá, chính sách cho vay giảm tổn thất sau thu hoạch để khuyến khích đầu tư máy móc, thiết bị nông nghiệp.

Cùng với đó là chính sách hỗ trợ đối với lĩnh vực chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu thủy sản, chính sách đầu tư phát triển ngành điện, cơ sở hạ tầng đối với các địa phương trong khu vực.

Đặc biệt, NHNN Việt Nam đã dành nguồn lực đáng kể cho vay lãi suất thấp đối với người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách, các chương trình nước sạch nông thôn.

Nhờ vậy, đã góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình xây dựng thành công xã NTM đối với các địa phương trong vùng. Theo thống kê của cơ quan chuyên môn, đến cuối năm 2013, bình quân 1.269 xã triển khai xây dựng NTM của khu vực đã đạt 9,23 tiêu chí/xã, tăng 3,19 tiêu chí so với năm 2010 và không còn xã nào trắng tiêu chí.

Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Võ Minh Tuấn khẳng định: Thời gian gần đây, Chính phủ cũng phê duyệt nâng mức vốn cho vay cho hộ nghèo sản xuất, kinh doanh từ 30 triệu đồng lên 50 triệu đồng/hộ, giảm lãi suất cho vay đối với học sinh, sinh viên từ 7,8%/năm xuống 7,2%/năm. Chưa kể là các ngân hàng trong khu vực ĐBSCL đã cam kết cho vay hàng ngàn tỉ đồng để giúp nhiều doanh nghiệp thực hiện mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.

Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty TNHH Trung An, ở thành phố Cần Thơ, cho biết: Nhiều vụ lúa đã qua, mối liên kết giữa đơn vị với nông dân tham gia vào cánh đồng mẫu lớn đều chặt chẽ và hài hòa lợi ích của hai bên.

Đó là nhờ doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi để đầu tư ứng trước vật tư đầu vụ như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và vốn để thanh toán tiền mua lúa hàng hóa cho nông dân. Bên cạnh đó, công ty còn được tiếp cận vốn vay ưu đãi để đầu tư máy sấy lúa, kho chứa, máy xay xát, chế biến và tiêu thụ với một cơ chế chủ động, hiệu quả.

Đồng hành cùng mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp

NHNN Việt Nam chi nhánh tỉnh Hậu Giang nhận định, hiện nay, chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và chương trình xây dựng NTM có tỷ trọng dư nợ cho vay ngày càng tăng. Qua đó, đã hình thành các làng nghề, tổ hợp tác sản xuất và các mô hình sản xuất hiệu quả tại nhiều địa phương trong tỉnh.

Đáng kể là ngành ngân hàng cũng đang hướng đến hoàn thiện cơ chế, chính sách để mối liên kết, hợp tác giữa nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp và ngân hàng chặt chẽ hơn nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông sản ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu.

Các chuyên gia đề xuất, tới đây, ngành ngân hàng cần có những nghiên cứu để xây dựng cơ chế đặc thù cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. TS. Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, nhấn mạnh: Thời gian tới, chính sách tín dụng cần được huy động tối đa nguồn vốn, kể cả các nguồn vốn nước ngoài để hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.

Đầu tư cho vay lĩnh vực này cần hướng tới sản xuất quy mô lớn, tăng khả năng liên kết, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn, nhằm hỗ trợ xây dựng NTM.

Theo NHNN Việt Nam, kể từ năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 899 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Do vậy, ngành ngân hàng xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói chung và lĩnh vực nuôi trồng, chế biến xuất khẩu lúa gạo, thủy sản và trái cây nói riêng là những đối tượng được ưu tiên hỗ trợ nguồn vốn cho vay để tập trung đầu tư, khai thác có hiệu quả các tiềm năng phát triển vốn có của các địa phương trong vùng.

Nhưng trước hết, các địa phương cần triển khai quyết liệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm. Ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc NHNN Việt Nam, cho rằng: Nếu chúng ta tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp thì hiệu quả đồng vốn của ngân hàng sẽ được nâng lên.

Có thể nói, nhu cầu sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp đang là vấn đề cấp bách nên ngành ngân hàng luôn cố gắng đồng hành và hỗ trợ. Trong đó, các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả sẽ không bao giờ thiếu vốn trên cơ sở thụ hưởng nguồn tín dụng với mức lãi suất hợp lý.

Trên thực tế, nguồn vốn tín dụng đã và đang tập trung hướng vào một số ngành, lĩnh vực có thế mạnh của vùng ĐBSCL nên sẽ tiếp tục tạo ra bước đột phá mới. Từ đó, góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, đáp ứng mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM ở các địa phương.

Nguồn bài viết: http://baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE183038/Tien_de_phat_trien_nong_nghiep_nong_thon.aspx


Có thể bạn quan tâm

Tập Đoàn Cao Su VN Gây Thiệt Hại Hàng Trăm Tỉ Đồng Tập Đoàn Cao Su VN Gây Thiệt Hại Hàng Trăm Tỉ Đồng

Kết thúc cuộc thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại Tập đoàn công nghiệp cao su VN (VRG) và một số đơn vị thành viên giai đoạn 2005 - 2011, Thanh tra Chính phủ đề nghị cơ quan chức năng xử lý nhiều sai phạm nghiêm trọng.

06/11/2014
Agro Viet 2014 Sẽ Có Nhiều Sự Kiện Quan Trọng Agro Viet 2014 Sẽ Có Nhiều Sự Kiện Quan Trọng

Trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 14 Agro Viet 2014 ( từ ngày 14 – 17/11/2014), sẽ diễn ra hai hội nghị với nhiều nội dung quan trọng, gồm Hội nghị phân bón và hóa chất trong canh tác nông nghiệp và Hội nghị giao thương trực tiếp giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài.

06/11/2014
Việt Nam Tham Dự Phiên Họp Lần Thứ 50 Hội Đồng Tổ Chức Gỗ Nhiệt Đới Quốc Tế Việt Nam Tham Dự Phiên Họp Lần Thứ 50 Hội Đồng Tổ Chức Gỗ Nhiệt Đới Quốc Tế

Tham dự phiên họp có đại diện 69 quốc gia thành viên và hơn 50 tổ chức là quan sát viên từ các quốc gia muốn trở thành thành viên ITTO trong tương lai, các tổ chức liên chính phủ, phi chính phủ và khu vực tư nhân liên quan đến quản lý rừng và thương mại lâm sản.

06/11/2014
Hàng Loạt Sai Phạm Kinh Doanh Thuốc BVTV Hàng Loạt Sai Phạm Kinh Doanh Thuốc BVTV

Ông Nguyễn Hữu An, Chi cục trưởng Chi cục BVTV An Giang, cho biết: Tính từ đầu năm đến nay với 25 đợt công tác thanh, kiểm tra liên ngành liên quan đến thuốc BVTV trên địa bàn, phát hiện hành vi vi phạm 40 trường hợp, trong đó có 28 trường hợp vi phạm về nhãn hàng hóa và không có giấy chứng nhận đăng ký thuốc BVTV. Đã xử phạt hành chính 84.600.000 đồng.

06/11/2014
Quảng Nam Phát Hiện 968 Vụ Liên Quan Đến Phá Rừng Quảng Nam Phát Hiện 968 Vụ Liên Quan Đến Phá Rừng

Từ đầu năm đến nay, lực lượng kiểm lâm đã phát hiện 968 vụ, khởi tố 27 vụ án hình sự, thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 9,7 tỷ đồng. Đồng thời đã tổ chức hơn 298 lượt tuần tra, truy quét về khai thác khoáng sản trái phép có xâm hại đến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.

06/11/2014