Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhà Vườn Chợ Lách Trăn Trở Với GAP

Nhà Vườn Chợ Lách Trăn Trở Với GAP
Ngày đăng: 10/09/2014

Tháng 6-2011, Tổ sản xuất chôm chôm ấp Phụng Đức B, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách (Bến Tre) được công nhận đạt bộ tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGAP), với diện tích hơn 22ha, có 36 hộ tham gia. Đây là tổ sản xuất chôm chôm theo tiêu chuẩn GlobalGAP đầu tiên của huyện được công nhận. Thế nhưng mô hình rất khó nhân rộng, bởi chi phí quá cao và còn nhiều chuyện phải bàn.

Hiện toàn huyện Chợ Lách có 3 mô hình của nhà vườn được chứng nhận đạt chuẩn GAP, đó là mô hình trồng chôm chôm của hộ ông Võ Văn Hớn, với diện tích 6,4ha; Tổ sản xuất chôm chôm ở ấp Phụng Đức B, xã Phú Phụng; Tổ sản xuất sầu riêng, ấp Sơn Phụng, xã Sơn Định, với diện tích 14,3ha, của 33 hộ dân. Ngoài ra, còn có 135 tổ hợp tác sản xuất, tổ liên kết sản xuất, tổ nghề nghiệp.

Tại buổi làm việc mới đây với đoàn công tác của Thường trực HĐND tỉnh, ông Lê Phước Toàn - Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Lách cho rằng các tổ liên kết sản xuất, tổ hợp tác, tổ nghề nghiệp… Trong khi đó, các vườn chứng nhận GlobalGAP, VietGAP thì gặp khó khăn do chi phí chứng nhận ban đầu quá cao và thời hạn chỉ 1 năm lại phải tiếp tục tốn chi phí tái chứng nhận nên nông dân không “đủ lực”.

Đồng thời, giá bán sản phẩm được tạo ra từ vườn chứng nhận so với vườn chưa chứng nhận chênh lệch không đáng kể, chưa kích thích người sản xuất. Mặt khác, còn quá ít doanh nghiệp hợp đồng bao tiêu sản phẩm của nông dân, xảy ra tình trạng doanh nghiệp “độc quyền” trong thu mua, lựa chọn sản phẩm đẹp hoặc mua không hết sản lượng.

Bức xúc này đã được nhiều nông dân phản ánh tại các cuộc gặp gỡ với lãnh đạo huyện và tỉnh. Ông Trần Hoàng Sở - Tổ phó Tổ sản xuất chôm chôm ấp Phụng Đức B cho rằng trong năm đầu được chứng nhận, sản phẩm của tổ viên được doanh nghiệp thu mua, với giá cả khá hấp dẫn.

Nhưng những vụ thu hoạch sau đó, doanh nghiệp thu mua có sự lựa chọn, chỉ mua sản phẩm đẹp, số còn lại nhà vườn rất khó bán cho các thương lái khác. Tổ viên chỉ có giữ mã số nông trại, còn các mã khác như mã code - mã xuất khẩu, mã hàng hóa, mã vùng… đều do doanh nghiệp nắm giữ. Khi doanh nghiệp khác đến đặt vấn đề thu mua sản phẩm để xuất khẩu thì tổ viên không có đủ thủ tục (các mã này do doanh nghiệp độc quyền thu mua giữ).

Cũng theo ông Sở, có vụ mùa doanh nghiệp không trực tiếp đến nhà vườn để thu mua mà qua trung gian từ các thương lái nhỏ, trái với cam kết ban đầu. Có vụ thu hoạch, doanh nghiệp không thu mua sản phẩm, tổ viên gặp khó khăn trong tìm thương lái để bán sản phẩm.

Cây chôm chôm trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn GlobalGAP chi phí đầu vào tăng, trong khi đó giá bán sản phẩm chênh lệch không nhiều. Theo các tổ viên Tổ sản xuất chôm chôm ở ấp Phụng Đức B, tháng 9-2014, cây trồng cho trái thu hoạch cũng là lúc phải đề nghị tái cấp chứng nhận GlobalGAP. Nếu huyện, doanh nghiệp không cải thiện được tình hình và hỗ trợ chi phí thì tổ viên không có đủ tiền để đề nghị tái chứng nhận.

Qua khảo sát cho thấy, việc sản xuất theo tiêu chuẩn GAP không khó. Nhà vườn từng bước tiếp cận và tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật canh tác, về môi trường, các chỉ số về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; đã thành công trong xử lý để cây ra trái rải vụ, nghịch vụ, chất lượng vẫn đảm bảo. Điều nhà vườn mong mỏi là giá cả hợp lý và thị trường đầu ra phải ổn định. Có như vậy mới đảm bảo lợi nhuận và ổn định cuộc sống cho nhà vườn.

Ông Lê Đăng Khánh - chuyên viên Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách cho biết: Giai đoạn 2014-2015, Chương trình 300ha vườn cây ăn trái đạt chuẩn VietGAP của huyện đã xác định vùng sản xuất tại 8 xã, thị trấn từ Phú Phụng đến Hưng Khánh Trung B với 325ha, 26 tổ. Đây mới chỉ là định hướng, xây dựng và vận hành theo chuẩn VietGAP, bởi phải có thời gian và còn phụ thuộc vào chi phí chứng nhận. Chương trình này cũng nằm trong Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của huyện Chợ Lách.


Có thể bạn quan tâm

Tân Châu Có Gần 1.000 Ha Mía Bị Sâu Đục Thân Tân Châu Có Gần 1.000 Ha Mía Bị Sâu Đục Thân

Niên vụ 2014-2015 Tân Châu có trên 6.800 ha mía, theo trạm bảo vệ thực vật Tân Châu, diện tích cây mía bị sâu đục thân gây hại tính đến nay là gần 1.000ha, trong đó xã Tân Hưng có trên 240 ha, xã Tân Thành gần 200 ha, xã Suối Dây trên 160 ha…. Tỷ lệ nhiễm từ 5-15%.

27/11/2014
Thành Công Của Mô Hình Trồng Dưa Lê Ở Nghĩa Thành (Nam Định) Thành Công Của Mô Hình Trồng Dưa Lê Ở Nghĩa Thành (Nam Định)

Để nâng cao thu nhập cho nông dân, vụ xuân năm 2014, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Nam Định đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Nghĩa Hưng mở rộng mô hình chuyển đổi đất trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang trồng dưa lê với quy mô 5ha tại xã Nghĩa Thành (Nghĩa Hưng).

23/06/2014
Tây Ninh Lúng Túng Trong Phòng Trị Sâu Đục Thân Hại Mía Tây Ninh Lúng Túng Trong Phòng Trị Sâu Đục Thân Hại Mía

Còn gần 2 tháng nữa vụ thu hoạch mía 2014 – 2015 bắt đầu, trong khi ngành mía đường cả nước nói chung và Tây Ninh nói riêng đang gặp khó khăn do giá đường xuống thấp, sản phẩm đường sản xuất ra khó tiêu thụ, tồn kho tăng cao… Thì hiện nay, người trồng mía Tây Ninh phải lao đao vì sâu bệnh tấn công.

27/11/2014
Vụ Lúa Hè Thu Ở Khu Vực Phía Đông Đã Khó Càng Thêm Khó Vụ Lúa Hè Thu Ở Khu Vực Phía Đông Đã Khó Càng Thêm Khó

Nắng nóng kéo dài, ít mưa, cộng với nguồn nước kinh không tốt đã gây khó khăn cho việc xuống giống cũng như sự phát triển của cây lúa vào đầu vụ hè thu ở vùng Ngọt hóa Gò Công. Một số diện tích lúa bị thiệt hại trắng; hàng trăm ha lúa trong vùng phải xuống giống trễ hơn so với lịch thời vụ.

23/06/2014
445 Triệu Đồng Trồng Bần Chắn Sóng 445 Triệu Đồng Trồng Bần Chắn Sóng

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Trà Vinhh phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai dự án trồng thử nghiệm 1.134 cây bần chua trên diện tích 4,2 công tại bờ biển xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải với kinh phí 445 triệu đồng. Đề tài thử nghiệm trồng bần chua tại xã Hiệp Thạnh đã được sự đồng thuận và hưởng ứng của bà con ven biển, bởi loài cây có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trên những bãi bùn, đất mềm.

27/11/2014