Tiêm Phòng Vắc Xin LMLM Cho Tối Thiểu 80% Gia Súc
Đây là mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa quyết định phê duyệt.
Theo đó, thời gian tiêm phòng được phân ra thành 2 đợt. Đợt 1 vào tháng 4 và tháng 5 năm 2014. Đợt 2 vào tháng 10 và tháng 11 năm 2014. Đối tượng tiêm phòng gồm trâu, bò, dê, cừu (nếu có).
Mục tiêu Kế hoạch đặt ra là tỷ lệ tiêm phòng phải đạt tối thiểu 80% số gia súc trong diện tiêm. Số gia súc được tiêm trong mỗi đợt khoảng gần 5 triệu con trâu, bò.
Về phạm vi tiêm phòng, sẽ thực hiện tiêm phòng trên phạm vi các huyện, tỉnh, thành phố trong Chương trình quốc gia khống chế bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2011-2015.
Theo đó, vùng khống chế gồm các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.
Vùng Đệm gồm các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Cạn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Ninh Bình, Thừa Thiên-Huế, TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Loại vắc xin sẽ được sử dụng để tiêm phòng là vắc xin nhị giá (type O&A) tiêm cho trâu, bò, dê cừu của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Lạng Sơn, Cao Bằng, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa và Long An. Các tỉnh còn lại sẽ tiêm vắc xin type O.
Related news
Trong những tháng tới, một số ngành hàng chủ lực sẽ còn đối mặt với nhiều khó khăn, thì nhiều ngành hàng sẽ vẫn thuận lợi hoặc bớt khó khăn hơn.
“Sau 20 năm nuôi gia cầm không hiệu quả, tôi chuyển sang nuôi chim bồ câu Pháp. Từ 200 đôi chim giống ban đầu, nay tôi nuôi 1.000 đôi chim bố mẹ. Bồ câu Pháp dễ nuôi, tốn ít thời gian chăm sóc lại cho thu nhập ổn định nên tôi quyết định chuyển hướng đầu tư cho con vật này”, ông Nguyễn Thế Hường, một trong những người đầu tiên ở xã Hoằng Trinh (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) thành công với mô hình nuôi chim bồ câu cho biết như vậy.
Luôn giữ ẩm cho luống mạ, tuyệt đối không để mạ bị khô hạn. Nếu nhiệt độ xuống dưới 15 độ C, ban đêm đưa nước vào ruộng ngập 1/3-1/2 cây mạ, để giữ ấm chân mạ, ban ngày tháo nước ra.
Nguyên nhân là vì hình thức nuôi này có thể để lại những hậu quả khó khắc phục về môi trường, mặc dù hiệu quả ban đầu là khá cao.
Cá tra Việt Nam mặc dù đang chiếm hơn 90% thị phần xuất khẩu cá tra thế giới nhưng từ 5 năm nay, ngành này liên tục gặp khó khăn: Sản lượng sút giảm, nhiều doanh nghiệp phá sản, nông dân “treo” ao...