Tiềm Năng Xuất Khẩu Cá Tra Cao, Nhưng Người Nuôi Vẫn Tiếp Tục Thua Lỗ

8 tháng qua, giá cá giảm, sản lượng cá tra nguyên liệu giảm, và trong tháng 8, người nuôi vẫn lỗ từ 1.500-2.000 đồng/kg.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích nuôi cá tra của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 8 tháng đầu năm ước đạt 6.400 ha với sản lượng 685 ngàn tấn.
Báo cáo từ các Sở NN-PTNT thuộc đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, sản lượng cá tra của hầu hết các tỉnh đều giảm so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do giá cá tra nguyên liệu giảm thấp nên người nuôi cho ăn cầm chừng, kéo dài thời gian, cá không đạt kích cỡ thu 8 hoạch.
Điểm đáng chú ý là diện tích nuôi cá tra của các tỉnh như Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre đều tăng, nhưng sản lượng thì lại giảm, trong đó sản lượng giảm mạnh nhất là ở tỉnh Bến Tre, tới 9,1%. Riêng Cần Thơ có diện tích nuôi giảm, nhưng sản lượng tăng 12,3%.
Theo Sở NN-PTNT Vĩnh Long, do hiện nay đang là mùa mưa nên tạo điều kiện cho bệnh thủy sản xảy ra hầu hết trên cá tra nuôi. Mức độ hao hụt từ 3 -5% đối với cơ sở thực hiện tốt kỹ thuật phòng và trị bệnh, các cơ sở khác hao hụt từ 10-15%.
Giá cá tra nguyên liệu trong tháng dao động từ 21.000-22.000 đ/kg, tăng 500 đ/kg so với tháng trước, giá thành sản xuất 22.500-23.500 đ/kg. Với giá như trên người nuôi vẫn lỗ từ 1.500-2.000 đ/kg.
Trong khi đó, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam là nước xuất khẩu cá tra sang 130 nước, chiếm hơn 90% thị phần xuất khẩu cá da trơn thế giới. Sản lượng cá tra của Việt Nam đóng góp 73% sản lượng cá da trơn thế giới. Cá tra được nuôi chủ yếu tại Đồng bằng sông Cửu Long, thu hút khoảng 10% lực lượng lao động ở khu vực này.
Báo cáo tiềm năng xuất khẩu, mới được Bộ Công Thương công bố, có đánh giá: Nuôi cá tra ở Việt Nam có ưu thế vượt trội so với các đối thủ chính như Hoa Kỳ do điều kiện tự nhiên thuận lợi. Tuy nhiên, liên kết trong ngành kém, thường cạnh tranh không lành mạnh bằng giá thấp nên ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cá tra xuất khẩu và giảm uy tín của cá tra Việt Nam.
Bộ này còn đánh giá tiềm năng mở rộng diện tích và sản lượng nuôi cá tra của Việt Nam không còn nhiều, vì vậy thay bằng việc chạy theo sản lượng và mở rộng diện tích, ngành cá tra cần tập trung vào nâng cao chất lượng và tính bền vững của ngành cá tra. Mặc dù vậy, "tiềm năng xuất khẩu của ngành cá tra được đánh giá cao" - báo cáo nêu rõ.
Related news

Trước thực trạng cà chua khu vực Đà Lạt, Lâm Đồng được mùa rớt giá, nông dân thua lỗ nặng, Hệ thống siêu thị Big C đã tích cực hỗ trợ tiêu thụ 150 tấn cà chua, đồng thời, tìm giải pháp quảng bá, tăng đầu ra cho bà con nông dân Đà Lạt, Lâm Đồng.

Trên nền đất ẩm ngổn ngang xác cây hồ tiêu, bà Nhữ Thị Doanh (trú tổ 3, thôn 2, xã Ia Krái, huyện Ia Grai) đưa tay ngắt một chùm tiêu chi chít quả từ một gốc hồ tiêu bằng trụ bê tông cao vút và sum suê lá nhưng đã ngả vàng héo quắt. Lau những giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt hốc hác, bà kể: “Năm 2000, giá cà phê xuống thấp nên chúng tôi chuyển sang trồng tiêu.

Vài năm trở lại đây, mùa thu hoạch, thương lái nhộn nhịp tìm đến huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long mua khoai lang xuất sang Trung Quốc, nhiều người dân đã làm giàu từ trồng khoai, diện tích trồng khoai lang cũng tăng nhanh chóng. Năm 2014, diện tích trồng khoai lang Bình Tân ước đạt 11.000ha nhưng tình hình tiêu thụ không còn khả quan như trước…

Huyện Vĩnh Lợi là một trong những địa phương có diện tích trồng gừng lớn nhất tỉnh Bạc Liêu. Năm nay, bà con trồng gừng ở huyện vừa trúng mùa lại trúng giá. Giá gừng đang ở mức khá cao, từ 40.000 - 100.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, người trồng gừng lãi hơn 80 triệu đồng/công.

Trong tháng 10/2014, vùng nguyên liệu cà chua Đơn Dương giảm giá bán ra khá sâu so với mức giá sàn tối thiểu. Sau những ngày đầu “chua chát” với cà chua, người nông dân Đơn Dương đã bình tâm trở lại, tiếp tục thực hiện bài toán “lấy cà chua bù lỗ cho cà chua”!