Nuôi gà ri lai an toàn sinh học

Được triển khai thực hiện từ tháng 5/2015, mô hình nuôi 2.000 con gà. Mỗi hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100 con gà giống, 50% thức ăn, thuốc thú y và được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh.
Sau hơn 3 tháng triển khai cho thấy, gà ri lai phù hợp với khả năng, điều kiện nuôi của người dân địa phương, tăng trọng nhanh, tỷ lệ sống đạt cao, sau hơn 90 ngày nuôi gà có trọng lượng bình quân đạt 1,8 - 2 kg/con.
Gia đình chị Nguyễn Thị Thược nuôi 100 con, tỷ lệ gà nuôi sống đạt 95%, sau hơn 3 tháng nuôi trọng lượng bình quân đạt 2 kg/con, cho thu nhập trên 15 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Tính từ đầu năm đến nay, diện tích tôm thương phẩm toàn tỉnh Ninh Thuận thả nuôi trên 955 ha, trong đó có 900 ha tôm thẻ chân trắng và 55 ha tôm sú. Tuy diện tích thả nuôi chỉ đạt 74% so với cùng kỳ năm trước, nhưng theo Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS), tình hình bệnh trên tôm nuôi có xu hướng giảm và giá bán tôm thương phẩm tăng, đây được coi là tín hiệu vui về sự khởi sắc của nghề nuôi tôm thương phẩm trong tỉnh năm nay, đặc biệt đối với tôm thẻ chân trắng.

Năm 2000, một số vùng sản xuất lúa kém hiệu quả được phép chuyển đổi sang nuôi tôm, nhiều nông dân tưởng chừng đã bước được một chân vào cánh cửa đổi đời.

Mặc dù cơn bão số 10 không trực tiếp đổ bộ vào thành phố Hà Tĩnh, tuy nhiên, do mưa to kèm theo gió lớn nên các khu vực nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi ven đô bị thiệt hại khá nặng.

Trong năm 2013, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) tiếp tục chỉ đạo các địa phương khôi phục, tận dụng và khai thác tối đa diện tích mặt nước hiện có để phát triển nuôi trồng thủy sản.

Tại Thanh Hóa: Đã có 4 hồ, đập tại huyện Tĩnh Gia đã bị tràn, vỡ khiến hàng nghìn hộ dân ở các xã Tân Trường, Trường Lâm, Mai Lâm, Trúc Lâm, Hải Thượng… bị cô lập trong nước lũ. Toàn huyện hiện có gần 2.000 ha lúa mùa đang thời kỳ thu hoạch, 1.500 ha hoa màu vụ đông vừa gieo trồng bị nước cuốn trôi, nhiều nhà dân bị sập đổ và hơn 30 ha nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất muối bị thiệt hại.