Niên vụ thứ ba mất mùa, sản lượng cà phê có khả năng giảm 20%

Niên vụ 2015-2016 là niên vụ thứ ba liên tiếp cây cà phê bị mất mùa, gây thiệt hại lớn đối với các nông hộ và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Nguyên nhân giảm sản lượng được cho là do từ đầu niên vụ, các tỉnh vùng trọng điểm cà phê như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai bị hạn nặng, kéo dài khiến hàng chục nghìn ha cà phê đang trong thời kỳ kinh doanh bị thiếu nước tưới chết khô hoặc khô cành, khó khăn trong việc chăm sóc phục hồi.
Tại tỉnh Đắk Lắk, nơi có diện tích cà phê nhiều nhất nước, trên 204.500ha, mùa khô vừa qua có 47.835ha cà phê bị thiếu nước tưới làm chết khô hoặc khô cành, giảm năng suất, sản lượng 15-20% so với niên vụ trước.
Mặt khác, diện tích cà phê già cỗi hết chu kỳ kinh doanh, năng suất kém, hiệu quả kinh tế thấp ngày càng tăng trong khi việc thực hiện tái canh chậm. Chỉ riêng các tỉnh Tây Nguyên diện tích cà phê trên 20 năm tuổi (già cỗi, hết chu kỳ kinh doanh) cần phải trồng tái canh từ nay đến năm 2020 là hơn 120.000ha. Tuy nhiên, do thiếu vốn nên các nông hộ, doanh nghiệp triển khai trồng tái canh cà phê còn hạn chế, tiến độ không như mong muốn.
Quả cà phê đang bước vào giai đoạn chắc hạt, các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê tập trung chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh để tăng kích thước, trọng lượng nhân cà phê, giảm tình trạng rụng quả non./.
Có thể bạn quan tâm

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An, TP. Cần Thơ và Vĩnh Long cũng đã xuất hiện dịch cúm gia cầm, làm chết hàng loạt đàn gia cầm.

Tháng 7.2012, Ban Quản lý Dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Bình Định đã phối hợp với Trường Ðại học Nông Lâm (ÐHNL) Huế xây dựng mô hình “Phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa bằng phương pháp sinh học sử dụng bọ đuôi kiềm”. Mô hình đã đạt kết quả khả quan.

Những năm gần đây, phong trào nuôi ếch ở huyện Tháp Mười phát triển mạnh, trong đó có xã Tân Kiều (Đồng Tháp). Hiện tại toàn xã có gần 100 hộ nuôi ếch, tập trung nhiều ở ấp 4. Đây được xem là nghề thoát nghèo của nhiều gia đình.

Thực hành quy trình “Ứng dụng men vi sinh trong sản xuất phân hữu cơ sinh học từ nguồn vỏ cà phê” của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp Lâm Đồng, nông dân Lâm Đồng đã và đang tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư các nguồn dinh dưỡng để chăm sóc cho cây trồng.

Chưa đầy 2 tháng xuống giống ở Hà Tĩnh, dịch bệnh đốm trắng đã xuất hiện tại các vùng nuôi tôm Kỳ Anh, Lộc Hà, gây thiệt hại cho người nuôi. Mặc dù ngành chuyên môn tích cực triển khai dập dịch nhưng nguy cơ dịch bùng phát khó tránh khỏi.