Tích cực tuyên truyền ý nghĩa Quỹ Hỗ trợ nông dân

Bà Lê Thị Kim Mai - Chủ tịch Hội ND tỉnh đã báo cáo Phó Chủ tịch Lại Xuân Môn và đoàn công tác về tình hình thực hiện Kết luận số 61 của Ban Bí thư và Quyết định số 673 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, đến nay nguồn vốn Quỹ HTND các cấp trên địa bàn tỉnh đạt hơn 30 tỷ đồng, riêng nguồn vốn tỉnh quản lý là 21,5 tỷ đồng, đã giải ngân cho trên 3.000 hộ vay đầu tư phát triển kinh tế.
Trong 5 năm (2011 - 2015), Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND tỉnh đã trực tiếp mở 58 lớp dạy nghề ngắn hạn cho hơn 2.000 hội viên ND; 88 lớp tập huấn nghề ngắn hạn cho hơn 8.000 lượt người…
Phó Chủ tịch Thường trực BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn phát biểu tại buổi làm việc.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Lại Xuân Môn ghi nhận, đánh giá cao sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định, sự nỗ lực của Hội ND tỉnh trong thực hiện kết luận 61 của Ban Bí thư và Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ.
Phó Chủ tịch Thường trực Lại Xuân Môn đề nghị, trong thời gian tới Hội ND tỉnh cần tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ ND;
Cần tiếp tục tuyên truyền, quán triệt sâu rộng đến cán bộ, đảng viên, hội viên, ND để thực hiện có hiệu quả hơn nữa Kết luận 61 và Quyết định 673, nhất là hiểu rõ ý nghĩa của Quỹ HTND; vận động hội viên, ND tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ…
Trước đó, ngày 1.11, Phó Chủ tịch Thường trực Lại Xuân Môn và đoàn công tác của T.Ư Hội NDVN đã đến làm việc tại Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND; thăm một số ND sản xuất giỏi trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Có thể bạn quan tâm

Với đức tính cần cù, chịu khó, quyết tâm dám nghĩ dám làm, đến nay anh Lê Văn Minh tại xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng đã gây dựng trang trại nuôi thỏ gần 500 con

Trang trại nuôi chim, gà quý hiếm của chị Nguyễn Thị Kim Duyên, thôn Cây Quýt 1, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn, Tuyên Quang) được biết đến là một trong những mô hình.

Áp dụng giống mận (roi) tốt, chăm sóc kỹ kếp hợp nguồn nước màu mỡ của phù sa sông Hậu giúp người dân phường Tân Lộc, huyện Thốt Nốt, Cần Thơ thu nhập.

Mô hình trồng sả trên cát hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập cho người dân đồng thời mở ra hướng mới trong sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu.

Trong nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao giá trị trên cùng một đơn vị diện tích, nhất là đối với các địa phương ven biển, xã Vĩnh Giang