Tích Cực Phòng Trừ Bệnh Đạo Ôn Cổ Bông Hại Lúa
Đến tại thời điểm giữa tháng 4-2014 lúa đông- xuân đã làm đòng, một số nơi trổ rải rác. Thời gian qua bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa phát triển khá mạnh, diện tích bị nhiễm trên 500 ha.
Hiện nay thời tiết bắt đầu nắng ấm, sáng sớm có sương, nhiều nơi mưa nhỏ rải rác rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn cổ bông phát triển gây hại trên diện rộng, đặc biệt trên các giống lúa Xi 23, IR 353, IR 28, P6, AC5..., những ruộng lúa đã bị đạo ôn lá trước đây.
Chi Cục Bảo vệ thực vật tỉnh hướng dẫn phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông như sau:
Phun thuốc vào giai đoạn lúa trổ, thời gian phun 2 lần: lần 1 trước lúc lúa trổ 5-7 ngày, lần 2 sau trổ 5-7 ngày. Sử dụng một trong các loại thuốc sau đây:
FUJI - ONE 40 EC, liều dùng 60-70 ml thuốc pha với 20-30 lít nước;
FUJI - ONE 40WP, liều dùng 34-51 g thuốc pha với 20-30 lít nước;
FILI A 525 SE, liều dùng 20-30 ml thuốc pha với 20-30 lít nước;
BEAM 75WP, liều dùng 15-20 g thuốc pha với 20-30 lít nước;
Các lại thuốc trên đều sử dụng cho 500 m2, lưu ý phun thuốc ướt đều trên mặt lá và không trộn lẫn với các loại phân bón khác, tránh lúc trời mưa.
Có thể bạn quan tâm
Sở NN-PTNT tỉnh An Giang cho biết ông Lê Văn Nưng, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang chấp thuận đề xuất của sở này về việc quản lý, ngăn chặn tình trạng mua bán, vận chuyển cây thốt nốt là loại cây đặc thù ở vùng Thất Sơn tập trung tại 2 huyện miền vùng núi Tri Tôn, Tịnh Biên.
Càng về những tháng cuối năm, các loại trái cây, rau xanh và nhiều loại nông sản thực phẩm từ Trung Quốc, Thái Lan lại càng dội vào thị trường nội địa…
Nông dân Việt Nam đang phải đối mặt với muôn vàn rủi ro. Nào an ninh nông thôn, nào phí chồng phí, nào nạn “cường hào mới”... Ngoài điệp khúc “được mùa, mất giá” cứ lặp đi lặp lại trêu ngươi; còn có thêm “trường ca” bi ai là “chặt - trồng, trồng - chặt” ám ảnh.
Trải qua hai thập kỷ phát triển, tính đến năm 2014, cây trồng chuyển gen đã chiếm 12,9% diện tích đất trồng trọt trên thế giới, theo ISAAA (Dịch vụ quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp).
Tạo ra giống chữa bệnh giá cao, sản xuất nguyên liệu dược phẩm từ cám... đang là những giải pháp mới giúp gia tăng giá trị hạt gạo ngoài chuỗi sản xuất khép kín thông thường.