Tích Cực Phòng Trừ Bệnh Đạo Ôn Cổ Bông Hại Lúa

Đến tại thời điểm giữa tháng 4-2014 lúa đông- xuân đã làm đòng, một số nơi trổ rải rác. Thời gian qua bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa phát triển khá mạnh, diện tích bị nhiễm trên 500 ha.
Hiện nay thời tiết bắt đầu nắng ấm, sáng sớm có sương, nhiều nơi mưa nhỏ rải rác rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn cổ bông phát triển gây hại trên diện rộng, đặc biệt trên các giống lúa Xi 23, IR 353, IR 28, P6, AC5..., những ruộng lúa đã bị đạo ôn lá trước đây.
Chi Cục Bảo vệ thực vật tỉnh hướng dẫn phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông như sau:
Phun thuốc vào giai đoạn lúa trổ, thời gian phun 2 lần: lần 1 trước lúc lúa trổ 5-7 ngày, lần 2 sau trổ 5-7 ngày. Sử dụng một trong các loại thuốc sau đây:
FUJI - ONE 40 EC, liều dùng 60-70 ml thuốc pha với 20-30 lít nước;
FUJI - ONE 40WP, liều dùng 34-51 g thuốc pha với 20-30 lít nước;
FILI A 525 SE, liều dùng 20-30 ml thuốc pha với 20-30 lít nước;
BEAM 75WP, liều dùng 15-20 g thuốc pha với 20-30 lít nước;
Các lại thuốc trên đều sử dụng cho 500 m2, lưu ý phun thuốc ướt đều trên mặt lá và không trộn lẫn với các loại phân bón khác, tránh lúc trời mưa.
Related news

Những ngày gần đây, nhiều nông dân trồng cà phê ở huyện Tân Phú (Đồng Nai) đã bước vào vụ hái cà phê, sớm hơn gần tháng so với mọi năm. Năm nay do nhiều nguyên nhân dẫn tới cà phê chín sớm, khiến nhiều chủ vườn khổ vì hái cà phê trong khi thời tiết đang mưa nhiều.

Nguyên nhân bước đầu được xác định do nguồn giống tôm thả nuôi của các hộ không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Mặt khác, nước cấp vào ao nuôi được lấy trực tiếp từ sông vào không qua xử lý; trong ao nuôi tôm còn có một số loài giáp xác tự nhiên như tôm rảo, cua, còng..

Mô hình này nuôi cá bằng thức ăn viên công nghiệp. Cụ thể, tháng thứ nhất, sử dụng thức ăn 40% độ đạm; tháng thứ 2-3, sử dụng thức ăn 30% độ đạm và 3 tháng còn lại sử dụng thức ăn 27% độ đạm. Mỗi ngày, người nuôi cho cá ăn vào sáng và chiều, theo định kỳ 10 ngày bón phân chuồng cho mương cá/lần.

Trồng tiêu trên cây trụ sống là một mô hình kinh tế mới được nông dân huyện Chư Pưh (Gia Lai) áp dụng trong 5 năm trở lại đây. Với những hiệu quả thiết thực mà cách làm này mang lại, nhiều địa phương trên địa bàn huyện đã và đang tích cực phát triển, từng bước nhân rộng mô hình. Ia Hrú được xem là một xã điển hình như thế.

Trong môi trường tự nhiên, ít khi xảy ra hiện tượng cá bị bệnh chết với một số lượng lớn, nếu các điều kiện môi trường không trở nên xấu đi. Trong môi trường tự nhiên, cá có một cuộc sống bình an, tự do di chuyển và ít khi bị chết