Phát triển và giữ vững thương hiệu Cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang)
Thực hiện Đề án phát triển vùng sản xuất cam sành của tỉnh, giai đoạn 2014 - 2020, huyện có 13 xã, thị trấn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây cam sành. Tính đến tháng 5-2015, diện tích trồng cam của huyện là 4.881,4 ha/3.980 ha (đạt 123% so với đề án). Trong đó, diện tích trồng mới và diện tích cam kiến thiết cơ bản 1.834,5 ha; diện tích cam kinh doanh là 3.046,9 ha. Năm 2014, năng suất cam bình quân toàn huyện tăng gần 40% so với năm 2011 (năm 2011 năng suất đạt 100 tạ/ha, năm 2014 đạt 135,8 tạ/ha); tổng sản lượng cam đạt trên 43.876,6 tấn, giá trị sản phẩm đạt 355 tỷ đồng; năm 2015 ước đạt trên 475 tỷ đồng. Các phòng, ban chuyên môn của huyện đã phối hợp với các đơn vị triển khai một số mô hình, bước đầu đã mang lại hiệu quả như: Mô hình theo dõi, đánh giá sinh trưởng, phát triển của giống cam sạch bệnh trồng trên đất chu kỳ II tại xã Phù Lưu, Minh Dân, Bạch Xa, Yên Lâm; sản xuất cam theo mô hình VietGAP với diện tích 10 ha tại các xã Yên Phú, Tân Thành...
Để chủ động nguồn giống cam sạch bệnh, Huyện ủy Hàm Yên đã chỉ đạo chính quyền huyện xây dựng nhà lưới sản xuất giống cây cam sành quy mô sản xuất 22.000 cây cam giống sạch bệnh/năm tại xã Tân Thành. Công trình có mức đầu tư gần 3 tỷ đồng, hiện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Ngoài ra, Trung tâm Cây ăn quả huyện đang tiến hành tăng quy mô nhà lưới sản xuất giống từ 15.000 cây lên 20.000 cây giống. Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm cây nguyên liệu giấy đóng trên địa bàn huyện cũng đang triển khai các bước cần thiết để sớm xây dựng 1 nhà lưới sản xuất giống cam sạch bệnh quy mô 10.000 - 20.000 cây giống/năm.
Tháng 1-2015, Hội chợ cam sành Hàm Yên lần thứ nhất được tổ chức với sự tham gia của 18 xã, thị trấn và 2 xã của huyện Chiêm Hóa đã thúc đẩy việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm Cam sành Hàm Yên. Bên cạnh đó, huyện cũng tích cực tham gia giới thiệu, trưng bày sản phẩm, quảng bá cam sành tại các hội chợ trong và ngoài tỉnh như: Tham gia hội chợ và tổ chức Hội nghị tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận biết của người tiêu dùng về sản phẩm cam sành tại thành phố Hồ Chí Minh; đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá sản phẩm Cam sành Hàm Yên trên Đài truyền hình Việt Nam, Báo Tuyên Quang... Cam sành Hàm Yên giờ đã được tiêu thụ tại hệ thống phân phối tại các tỉnh, thành phố lớn miền Nam, miền Trung và các siêu thị Coop MAX, Metro, Big C...
UBND huyện Hàm Yên đang chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn chuẩn bị các bước cần thiết để sớm triển khai xây dựng chợ đầu mối cam sành tại thôn 1 Tân Yên, xã Tân Thành với diện tích 10.000m2. Khi hoàn thành, đây sẽ điểm đầu mối thu mua, trung chuyển sản phẩm cam sành của huyện với các doanh nghiệp, thương nhân, tạo việc làm, tăng thu nhập nâng cao đời sống của người trồng cam, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) có 7 hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) tổ chức mô hình liên kết với doanh nghiệp (DN) sản xuất và bao tiêu lúa giống. Mô hình đã đem lại lợi ích nhiều mặt.
Gia Lai đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch cà phê. Năm nay do thời tiết bất lợi nên cà phê của người dân ở một số địa phương chín sớm hơn mọi năm khoảng 1 tháng. Cả một năm chăm bón đã có thành quả, nông dân không lo về giá cả, năng suất mà nơm nớp nỗi lo mất trộm cà phê.
Không cần bón phân, xịt thuốc, chỉ cần có nhiều nước, lúa mùa nổi có thể cho thu hoạch khoảng 2 tấn/ha, lãi trên 25 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, tại xã Tân Long, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp diện tích lúa này chỉ còn 50ha, giảm gần 20ha so với trước.
Trong bối cảnh giá mủ cao su liên tục xuống thấp, một người dân ở huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã mạnh dạn chuyển đổi vườn cao su để sang trồng cây trôm đạt hiệu quả cao.
Vụ Hè Thu năm 2015, nông dân Tây Sơn (Bình Định) sản xuất trên 4.340 ha lúa, đạt 98,7% so với kế hoạch, giảm 171 ha so với cùng vụ năm 2014 (do nắng hạn thiếu nước tưới nên phải cắt giảm một số diện tích).