Thụy Sỹ muốn nhập nông sản Việt Nam
Theo đó, hàng hóa được yêu cầu nhập khẩu bao gồm rau tươi các loại theo mùa, đặc biệt là rau cải, rau thơm, ớt tươi... Đối với hoa quả, Thụy Sỹ có nhu cầu cao về mãng cầu, vải, xoài, chôm chôm... Thương vụ Việt Nam tại Thụy Sỹ cho biết thêm, để xuất khẩu nông sản vào Thụy Sỹ, các sản phẩm thường phải phù hợp với tiêu chuẩn chung của châu Âu.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2014, trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Thụy Sỹ đạt 263 triệu USD. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Thụy Sỹ là hàng đá quý, thủy sản, máy móc, giày dép, cà phê, dệt may, sản phẩm túi xách, ô dù và đồ dùng nội thất… Ngược lại, các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Thụy Sỹ là kim loại quý, máy móc thiết bị, phụ tùng, hóa chất, tân dược, sản phẩm và nguyên liệu chất dẻo phục vụ cho sản xuất và gia công hàng hóa trong nước...
Có thể bạn quan tâm
Chị Lê Thị Hân, ở ấp 1, xã Vĩnh Thuận Tây (Vị Thủy, Hậu Giang) nuôi cá rô đầu vuông gần 10 năm cho biết: “Những năm trước đây, tôi nuôi 8 ao cá với diện tích trên 10.000 m2 mặt nước, thu hoạch gần 100 tấn, nhưng nay vì thua lỗ nên chỉ nuôi 2 ao, với sản lượng thu hoạch khoảng 30 tấn”.
Khoảng 5 năm trở lại đây, việc chăn nuôi bò ở xã Văn Luông, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) có bước phát triển nhảy vọt, nhất là số lượng bò lai Sind. Từ năm 2009 trở về trước, tổng đàn bò của xã hàng năm chỉ ở mức trên dưới 300 con, chủ yếu là giống bò vàng, thấp bé, lượng thịt ít.
Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, những năm gần đây, người dân tỉnh Quảng Bình đã từng bước chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp độc canh cây lúa sang trồng các loại cây màu phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, qua đó, nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân.
Trước kia đàn bò ở đây chủ yếu là giống bò cỏ, nuôi chậm lớn nên xuất bán lãi không cao. Từ năm 1995 An Phú đẩy mạnh chương trình sind hóa đàn bò. Đến nay tổng đàn bò của xã trên 2.100 con, trong đó bò lai sind chiếm hơn 85%.
Thường cua giống được nông dân thả sau tôm từ 1 - 2 tháng và tận dụng chính môi trường nước của con tôm nên không tốn gì thêm, ngoài tiền mua con giống.