Thủy Sản Việt Nam Phát Triển Nhưng Chưa Bền Vững
6 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp ghi nhận nhiều kết quả khả quan, trong đó ghi nhận sự đóng góp lớn của lĩnh vực thủy sản.
Ấn tượng
Theo Bộ NN&PTNT, giá trị sản xuất thủy sản cả nước 6 tháng đầu năm ước đạt 84.000 tỷ đồng (tăng 6%), giá trị xuất khẩu khoảng 3,45 tỷ USD, tăng 24,2%; sản lượng 2.866,5 nghìn tấn (tăng 4,4%); trong đó cá 2.128,3 nghìn tấn (tăng 1,9%), tôm 312,9 nghìn tấn (tăng 20,8%). Diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) 933.000 ha (tăng 1,4%); sản lượng 1.453 nghìn tấn (tăng 3,4%).
Về khai thác, sản lượng khoảng 1.413,5 nghìn tấn (tăng 5,5%); trong đó, khai thác biển 1.328,7 nghìn tấn (tăng 5,6%). Sản lượng tăng cao chủ yếu do thời tiết thuận lợi, cá nổi trong vụ Bắc xuất hiện nhiều.
Cùng đó, Quốc hội đã quyết định dành 16.000 tỷ đồng từ ngân sách để hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ, đóng tàu và trang bị cho Cảnh sát Biển, Kiểm ngư. Ngân hàng Nhà nước dự định dành khoảng 10.000 tỷ đồng thực hiện chính sách tín dụng đối với ngư dân vươn khơi bám biển theo tinh thần dự thảo Nghị định về một số chính sách phát triển thủy sản sắp ban hành.
Trên lĩnh vực nuôi trồng, Nghị định 36 (về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra) là bước ngoặt giúp tháo gỡ khó khăn, khôi phục và phát triển ngành hàng nhiều tiềm năng, thế mạnh này.
Đột phá để vượt khó
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành thủy sản vẫn còn những khó khăn nhất định.
Ông Trần Đình Luân, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng Thủy sản cho biết, từ tháng 4 đến nay, giá tiêu thụ hàng thủy sản tăng giảm thất thường; dịch bệnh xảy ra ở nhiều tỉnh, thành; lo ngại nhất vẫn là bệnh đốm trắng trên TTCT; diện tích nuôi tăng mạnh dẫn đến phá vỡ quy hoạch, tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Nuôi cá tra tiếp tục gặp khó do giá thức ăn tăng cao, giá sản phẩm giảm, thị trường xuất khẩu lớn (như Mỹ, EU) bị thu hẹp. Diện tích nuôi cá tra công nghiệp tại ĐBSCL khoảng 3.500 ha (giảm 6,1%); sản lượng 55.000 tấn (giảm 1,6%).
Theo đại diện một doanh nghiệp thủy sản, Việt Nam đang tăng diện tích nuôi tôm nhưng không sẽ thành hay bại. Năm 2013, diện tích tăng nên sản lượng tăng, nhưng đó là phát triển không bền vững và thực tế, dịch bệnh EMS vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để đối phó…
Trong lĩnh vực khai thác, ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản cho biết, từ tháng 5/2014 thương lái Trung Quốc không mua một số sản phẩm thủy sản khô (cá cơm, mực…) khiến giá giảm sâu. Cùng đó, nghề câu cá ngừ đại dương ở một số địa phương hiệu quả chưa cao, sản lượng, sản lượng giảm 16% so cùng kỳ (ước 10.400 tấn).
Cùng đó, 6 tháng đầu năm, nhiều mặt hàng thủy sản liên tiếp bị nước nhập khẩu cảnh báo. Cụ thể, Nhật Bản cảnh báo 12 lô hàng; châu Âu 57 lô, trong đó có 21 lô kháng sinh, 11 lô nhiễm chất Oxytetracycline (OTC), cảnh báo hơn 20 lô chưa xử lý nhiệt triệt để và vùng nuôi nhuyễn thể bị nhiễm Samollena.
Thứ trưởng Bộ NN&TPNT Vũ Văn Tám yêu cầu các đơn vị tập trung phối hợp với Cục Thú y tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh thủy sản; kiểm soát tình trạng phát triển nóng phá vỡ quy hoạch TTCT; xử lý vấn đề sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng, đặc biệt là với OTC; tập trung kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào, nhất là thức ăn, giống...
Có thể bạn quan tâm
Cũng theo Quyết định này, diện tích mặt nước nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL đến năm 2016 sẽ có tối đa là 5.400 ha và cho ra sản lượng từ 1,25 đến 1,3 triệu tấn cá tra nuôi. Ước tính, sản lượng này sẽ cho kim ngạch xuất khẩu vào khoảng từ 2 tỷ đến 2,3 tỷ USD.
Ngày 13/9, tại TP. Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát và Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Đào Tấn Lộc đã chủ trì Hội nghị bàn giải pháp khai thác và xuất khẩu cá ngừ với sự tham gia của lãnh đạo Hiệp hội nghề cá, cá ngừ Việt Nam, ngư dân 3 tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa…
Trung tâm hỗ trợ 50% chi phí giống cho hộ tham gia mô hình. Trong quá trình triển khai, cán bộ kỹ thuật trực tiếp tham gia làm đệm lót và hướng dẫn hộ chăn nuôi thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật và bảo dưỡng đệm lót theo đúng quy định.
Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Ngãi đã thực hiện mô hình nuôi ghép tôm với cá dìa trong ao đất tại xã Tịnh Hòa, huyện Sơn Tịnh.
Hiệu quả kinh tế từ nuôi ong lấy mật mang lại đã khiến nhiều hộ gia đình xã Thuận Hóa (Tuyên Hóa - Quảng Bình) nỗ lực phát triển đàn ong để nâng cao thu nhập cho gia đình, góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng thương hiệu mật ong miền tây Quảng Bình.