Thủy Hải Sản Cà Mau Rớt Giá

Theo thông tin từ Phòng Kinh tế thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau), giá các mặt hàng thủy hải sản giảm mạnh, khoảng 20 - 30% so với đầu năm 2014.
Đặc biệt, giá khô mực giảm khoảng 40%.
Tính trung bình, các loại mực khô lớn nhỏ đầu năm có giá trung bình 400.000 - 500.000 đ/kg tùy kích cỡ, nay chỉ còn khoảng 200.000 - 300.000 đ/kg. Giá hải sản tại cảng Sông Đốc cũng giảm khá mạnh khoảng 20-30%.
Nếu như đầu năm, mỗi kg cá thu có giá từ 200.000 - 350.000 đ/kg thì nay còn 180.000 đ/kg; cá nục hiện có giá chưa đến 50.000 đ/kg (giảm khoảng 15.000 đ/kg); cá giò 60.000 đ/kg (giảm 5.000 đ/kg); cá ngừ 50.000 đ/kg (giảm hơn 10.000 đ/kg).
Thêm vào đó việc sản lượng khai thác giảm đột ngột đã gây rất nhiều khó khăn cho ngư dân. Anh Lê Hữu Nghĩa, ở ấp Khánh Hưng A, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời là người đã có nhiều năm đi biển tại cửa biển Sông Đốc cho biết, tình hình đánh bắt hiện nay rất ảm đạm, đặc biệt 2 tháng trở lại đây sản lượng tụt dốc mạnh. Ngư dân đánh bắt cầm chừng chứ không có lãi, thậm chí nhiều phen lỗ lặng.
Ông Di Quốc Tuấn, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Trần Văn Thời chia sẻ: “Nguyên nhân làm thủy hải sản rớt giá chủ yếu là do tình hình XK của các DN hiện nay không thuận lợi. Thêm vào đó, nhu cầu tiêu thụ nguồn hải sản hiện nay cũng không bằng đầu năm. Chính vì vậy, mặc dù sản lượng khai thác 2 tháng qua giảm mạnh nhưng giá các loại thủy hải sản vẫn không nhích lên được".
Related news

Mặc dù đã có hợp đồng mua bán thế nhưng, việc soạn thảo và ký kết giữa hộ nuôi cá tra và doanh nghiệp dường như vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.

Vụ mùa năm 2011-2012 và những tháng đầu năm của năm 2013, ở Cà Mau, dịch bệnh tôm chết gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm công nghiệp.

Ngày 16/10/2013, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức cuộc họp thông qua chủ trương vận động phát triển “Ngân hàng bò” tại địa phương. Tham dự và chủ trì cuộc họp có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Nguyễn Văn Dương, Trần Thị Thái và Nguyễn Thanh Hùng.

Nhiều nông dân ở xã Châu Hưng A (huyện Vĩnh Lợi - Bạc Liêu) ăn nên làm ra nhờ mô hình trồng cây bồn bồn kết hợp với nuôi cá nước ngọt. Cây bồn bồn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế khá mà còn góp phần đa dạng nguồn rau sạch, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn…

Từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản đến nay đã 15 năm. Chỉ thị này góp phần nâng cao ý thức, hạn chế tình trạng khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản ở các địa phương. Song, để chấm dứt hoàn toàn thì không phải là chuyện dễ.