Thương mại hóa ngô biến đổi gen nông dân không phải giữ giống gốc
Sau khi Việt Nam cho thương mại hóa 3 giống ngô biến đổi gen, nhiều ý kiến lo ngại rằng ngô biến đổi gen (BĐG) có thể thụ phấn chéo với các giống ngô lai thông thường và làm mất gen ngô gốc của Việt Nam.
Trao đổi với PV Dân trí về vấn đề này, PGS. TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp khẳng định: Chúng ta đã lường trước được điều này và đã có biện pháp để bảo tồn giống ngô gốc.
“Người ta biết rằng, trong bán kính 200m phần lớn hạt giống ngô rơi xuống đó. Vì thế trong bán kính này từ ruộng ngô biến đổi gen người ta không trồng những giống phải bảo tồn. Đặc biệt những vùng bảo tồn giống ngô người ta không trồng ngô biến đổi gen nên hoàn toàn không có chuyện lẫn như thế,” PGS. TS Lê Huy Hàm nhấn mạnh.
Ông cũng khẳng định rằng đã có quy hoạch vùng trồng ngô BĐG. Từ kinh nghiệm sản xuất ngô lai cho thấy: Tại vùng sản xuất giống ngô lai, hạt phấn của cây bố phải rơi vào bắp của cây mẹ mới ra được hạt lai. Vì thế trong vòng bán kính 200m sẽ không được có cây ngô nào khác nếu không nó sẽ bị lẫn. Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng trong bán kính 200m cách ly thì không có chuyện mất giống.
Trước lo ngại rằng người nông dân ở khu vực không được quy hoạch trồng ngô BĐG muốn có năng suất cao nên họ mua giống về để trồng, PGS. TS Lê Huy Hàm khẳng định: “Nhiệm vụ giữ giống phần lớn là do các viện, các trường đảm bảo. Các viện các trường sẽ giúp chúng ta làm việc này. Vai trò giữ giống không phải của người nông dân.”
Để làm chủ công nghệ, trong thời gian qua Bộ NN&PTNT và Bộ KHCN đã đầu tư những dự án tạo cây trồng biến đổi gen tại Việt Nam. Các nhà khoa học đang cố gắng để có thể tiến tới làm chủ và tạo ra được cây trồng biến đổi gen của Việt Nam, tập trung vào nghiên cứu ra các cây trồng BĐG có đặc tính chịu hạn, chịu mặn, kháng sâu,…
Có thể bạn quan tâm
Những tháng đầu năm 2015 vụ nuôi tôm nước lợ diễn ra trong bối cảnh bất lợi về thời tiết, nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn đến sớm hơn so với năm 2014, độ mặn ở nhiều nơi trên 32‰, mưa trái mùa, nguồn nước cấp bị ô nhiễm (nhiều thông số môi trường tại các điểm quan trắc đầu nguồn nước cấp đều vượt ngưỡng cho phép đặc biệt như nitrit, COD, Amonia, vibrio…) làm cho dịch bệnh như đốm trắng, hoại tử gan tụy, đường ruột, phân trắng, vi bào tử trùng… phát triển, gây chết tôm nuôi, giảm sản lượng tôm thu hoạch và gây thiệt hại cho người nuôi.
Việc nuôi tôm cao triều ở Phú Yên trong thời gian qua đã mang lại thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên trong quá trình quản lý đất đai, một số địa phương đã để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất làm hồ nuôi tôm trái phép, có địa phương không kiên quyết xử lý nên diện tích lấn chiếm ngày càng tăng, diễn biến ngày càng phức tạp.
Do ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh liên tục xảy ra, giá tôm giảm mạnh nhiều tháng liền. Trong khi đó, chi phí thức ăn, con giống… nuôi tôm tăng mạnh dẫn đến diện tích nuôi tôm công nghiệp ở huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm 2014.
Cư vào mùa này vào thời điểm thủy triều xuống ngư dân lại tìm đến nghề cào chem chép. Một ký chem chép sau khi cào xong, đóng bao bán cho các đầu nậu 1500 đồng/kg. Các đầu nậu cân lại cho các cơ sở nuôi tôm hùm, cá bóp vì chem chép sữa là thức ăn giàu dinh dưỡng cho các hải đặc sản giá trị như tôm hùm, cá mú, cá bóp...
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu doanh nghiệp không tuân thủ trách nhiệm xã hội sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới.