Thương lái Trung Quốc bày trò ép giá tôm hùm

Khác với hình thức phân loại để mua như những thời điểm trước đây, gần đây thương lái Trung Quốc đến vựa tôm hùm thương phẩm ở xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn, Bình Định để thu mua tôm theo kiểu đổ đồng với giá từ 1,1 - 1,2 triệu đồng/kg, thấp hơn 200.000 - 500.000 đồng/kg so với trước.
Theo những người nuôi tôm hùm ở xã Nhơn Hải, vào thời điểm đầu vụ cách đây hơn 1 tháng, thương lái đến thu mua theo kiểu phân loại.
Trong đó, tôm loại I nặng hơn 1 kg, mua với giá 1,5 - 1,6 triệu đồng/kg; tôm loại II nặng từ 0,8 kg đến dưới 1 kg/con, mua giá 1,3 - 1,4 triệu đồng/kg và tôm loại III nặng từ 0,6 kg đến dưới 0,8 kg/con, mua giá 1,1 - 1,2 triệu đồng/kg.
Thấy thương lái thu mua tôm loại I, II cao, nhiều người tiếp tục giữ lại nuôi để bán giá cao hơn.
Tuy nhiên, cách đây vài ngày, khi phần lớn tôm hùm đã đạt loại I, loại II thì thương lái chỉ đặt hàng duy nhất tôm loại III.
Vì không biết bán cho anh nên người dân đành phải chấp nhận bán tôm loại I, loại II với giá loại III, tức thấp hơn 200.000 - 500.000 đồng/kg so với giá trị thực.
“Đầu mùa, thấy tôm loại I bán được với giá cao, chúng tôi cố giữ lại để nuôi thêm một thời gian nữa rồi bán.
Đâu ngờ thương lái Trung Quốc lại giở trò để đè giá như vậy.
Giờ không bán cho họ thì cũng chẳng biết bán cho ai.
Với giá bán như hiện nay, hầu hết người nuôi tôm ở đây bị lỗ nặng” - ông Phạm Minh Hùng, một chủ hộ nuôi tôm hùm thương phẩm ở thôn Hải Nam, xã Nhơn Hải, than thở.
Đây không phải lần đầu thương lái Trung Quốc đột ngột thay đổi chủng loại tôm để mua với giá thấp.
Cách đây 3 năm, thương lái Trung Quốc cũng đã giở trò mua tôm như thế này khiến người nuôi tôm ở Nhơn Hải lỗ chỏng vó.
Ông Ngô Đức Tình, Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải, cho biết địa phương hiện có khoảng 100 hộ nuôi tôm hùm.
Thời gian qua, tôm hùm nuôi thương phẩm ở địa phương chủ yếu được bán theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, do vậy giá cả thường do thương lái Trung Quốc quyết định.
Trước việc thu mua tôm thất thường thời gian qua, chính quyền đã nhiều lần cảnh báo người dân nên cẩn trọng nhưng nhiều người vẫn mắc bẫy.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện nhiều mô hình và dự án về sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn sinh học, bền vững với môi trường nhằm hướng đến nền nông nghiệp phát triển hiện đại trong tương lai. Nhiều mô hình được triển khai và ứng dụng thành công, trong đó mô hình “Công nghệ sinh thái trên ruộng lúa” được đánh giá cao và đồng tình từ bà con nông dân.

Rất nhiều giống cây trồng có nguồn gốc, xuất xứ từ các nước nông nghiệp tiên tiến trên thế giới đã được Khu nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM đem về trồng thử nghiệm, cho kết quả khả quan.

Tiêu là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Chư Sê trong những năm qua, góp phần đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế. Hiện tổng diện tích cây tiêu trên toàn huyện có gần 3.000 ha.

Nhiều chủ vườn ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã và đang rơi vào tình trạng kiệt quệ khi từ đầu năm 2013 đến nay, cả hai vụ xoài đều mất mùa. Xót nhất là xoài trái vụ năm nay đã bị mất trắng khi thời kỳ xoài ra hoa đậu quả gặp mưa liên tục do ảnh hưởng của các cơn bão số 13, 14, 15 và áp thấp nhiệt đới…

Nhiều chủ vườn ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã và đang rơi vào tình trạng kiệt quệ khi từ đầu năm 2013 đến nay, cả hai vụ xoài đều mất mùa. Xót nhất là xoài trái vụ năm nay đã bị mất trắng khi thời kỳ xoài ra hoa đậu quả gặp mưa liên tục do ảnh hưởng của các cơn bão số 13, 14, 15 và áp thấp nhiệt đới…