Thương Lái Thao Túng Đồng Tôm
Tôm sú nguyên liệu ĐBSCL khan hiếm nhưng nhiều ngày qua giá tôm nguyên liệu liên tục giảm. Làm ra sản phẩm nhưng giá cả hoàn toàn lệ thuộc vào thương lái và các nhà máy chế biến tôm.
Vừa thu hoạch 2 ao tôm diện tích 10.000m², sản lượng đạt hơn 8 tấn, ông Nguyễn Minh Đức, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) mất khoản lãi hơn 140 triệu đồng do giá tôm đang giảm. Đưa chúng tôi tham quan ao tôm cạnh nhà, chỉ tay về phía đồng tôm rộng hàng trăm hécta khu vực cánh đồng Tây của địa phương, ông Đức thở dài buồn rười rượi: “So với đầu tháng 8, giá tôm hiện nay đã giảm từ 15.000 đến 20.000 đồng/kg (tùy loại). Giá tôm giảm thế này, năm nay người nuôi tôm xã Mỹ Long Nam mất đi tiền tỷ, trúng mùa mà không vui”.
Có chung tâm trạng như ông Đức, ông Nguyễn Văn Thậm, xã Hiệp Mỹ Tây, huyện Cầu Ngang bức xúc: Cách đây 20 ngày thương lái đến tại ao nuôi tôm mua với giá cao kỷ lục, từ 235.000 - 245.000 đồng/kg (loại 1), còn hiện tại đã giảm từ 15.000 - 20.000 đồng/kg. Đặc biệt, tôm loại 30 con/kg (phần lớn diện tích nuôi đạt kích cỡ này) giảm mạnh nhất, từ 169.000 - 175.000 đồng/kg xuống 156.000 - 160.000 đồng/kg.
Còn giá bán tôm cho Công ty CP Chế biến thủy sản Cửu Long cũng giảm mạnh nhưng để bán được sản phẩm, nông dân phải bắt số, xếp hàng theo thứ tự. “Nghịch lý của vụ tôm năm nay là tôm nguyên liệu khan hiếm nhưng giá tôm liên tục giảm.
Theo thống kê của chúng tôi so với đầu vụ thu hoạch cách đây khoảng 1 tháng, giá tôm loại 20 con/kg đã giảm từ 25.000 đến 27.000đồng/kg, loại 25 con giảm từ 15 đến 18.000đồng/kg, loại 30 con/kg giảm hơn 20.000 đồng/kg. Chỉ tính sản lượng thu hoạch toàn huyện đến thời điểm hiện nay 7.500 tấn (60% sản lượng), nông dân mất lãi hàng chục tỷ đồng”, ông Dương Tấn Đởm, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Cầu Ngang phân tích.
Theo thông tin từ bà con nuôi tôm và ngành chức năng địa phương, giá tôm sú nguyên liệu do thương lái và nhà máy thu mua ở vùng tôm xã Mỹ Long Nam, Hiệp Mỹ Tây, Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang và huyện Duyên Hải hiện đang thấp hơn các tỉnh trong khu vực từ 5.000 đến 10.000 đồng/kg.
Trong khi nhiều nhà máy chế biến tôm ở ĐBSCL đang “đói” nguyên liệu, phải hoạt động cầm chừng thì tại đồng tôm Trà Vinh, người nuôi tôm đang bị “bắt chẹt”. Có hay không việc thương lái “thao túng” thị trường tôm? Lý giải vấn đề bất hợp lý này, cũng có ý kiến cho rằng: Do nông dân thu hoạch đồng loạt, dẫn đến cung vượt quá xa cầu, kéo giá giảm xuống(!)
Có thể bạn quan tâm
Theo quy định tại Điều 6, Khoản 3, c của Nghị định 36/2014/NĐ-CP thì các sản phẩm cá tra phải đảm bảo hàm lượng nước tối đa không vượt quá 83% so với khối lượng tịnh của sản phẩm (cá tra phi lê sau khi đã loại bỏ lớp mạ băng). Mức quy định nêu trên là tương đương với mức tăng trọng cho phép khoảng 15% so với miếng cá phi lê nguyên liệu.
Để chủ động thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra cho năm 2015 và đối phó với các tác động bất lợi trên thị trường quốc tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VNĐ và USD áp dụng từ ngày 07/5/2015 từ mức 21.458 VND/USD lên 21.673 VND/USD.
Sau khi thiết lập kỷ lục kim ngạch xuất khẩu 1,3 tỷ USD vào năm 2014, ngay từ những tháng đầu năm 2015, xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh Cà Mau lại bước vào giai đoạn khó khăn mới, khiến giá trị xuất khẩu thuỷ sản giảm khá mạnh. 4 tháng đầu năm 2015, tổng sản lượng thuỷ sản đạt 176.000 tấn, tăng 20% so với cùng kỳ.
Ngày 13-5, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhận được thông báo của Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm thuộc Ủy ban châu Âu cho biết, đã nhận được chứng thư điện tử đầu tiên trên Hệ thống chuyên môn và kiểm soát thương mại (TRACES) do Cục này cấp cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường EU.
Liên minh Nuôi trồng thủy sản Toàn cầu (GAA), Hội đồng quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) và GlobalG.A.P đã đạt được bước tiến đáng kể trong việc triển khai biên bản ghi nhớ (MoU) trong Hội chợ thủy sản toàn cầu tại Brussels, Bỉ.