Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thương lái ngừng mua, người trồng chanh khóc ròng

Thương lái ngừng mua, người trồng chanh khóc ròng
Ngày đăng: 26/08/2015

Giá mít tăng mạnh

Sau chuỗi ngày rớt giá thê thảm, những ngày qua, thương lái đua nhau lùng sục khắp các nhà vườn ở miền Tây Nam Bộ để thu mua mít giống Thái Lan với giá gấp 3 - 4 lần so với trước.

Cụ thể, cách đây khoảng 2 tháng, giá mít bán tại vườn chỉ từ 2.000- 3.000 đồng/kg thì nay đã tăng lên 10.000- 12.000 đồng/kg. Với giá này, nhà vườn bắt đầu thấy nhẹ nhõm hơn.

Anh Phạm Chí Tâm ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành (Hậu Giang), phấn khởi nói: “Mít Thái có lúc nằm ở mức 20.000 đồng/kg nhưng sau đó rớt giá thê thảm xuống còn 2.000 đồng/kg. Nhiều hộ không bán được mít nên đành bổ ra ném xuống ao cho cá ăn. Bây giờ mít đang trên đà tăng giá trở lại khiến nhà vườn chúng tôi cảm lấy lạc quan hơn”.

Giá chanh tuột dốc

Trái ngược với mít, hơn nửa tháng qua, giá chanh ở các tỉnh miền Tây tuột dốc từng ngày. Hiện tại, giá chanh núm tại vườn chỉ bán được từ 1.000- 1.500 đồng/kg. Trong khi đó, chanh giấy và chanh không hạt có giá nhỉnh hơn khoảng 4.000- 6.000 đồng/kg.

Một lãnh đạo của Phòng NN-PTNT huyện Châu Thành (Hậu Giang), cho biết do mùa mưa bắt đầu nên nhu cầu giải khát từ chanh giảm đi rõ rệt. Hơn nữa, thị trường Trung Quốc bất ngờ ngưng nhập khẩu chanh của Việt Nam khiến giá chanh quay đầu giảm giá thê thảm.

Đầu năm nay, hàng loạt nhà vườn bất ngờ trở thành triệu phú khi giá chanh tăng cao kỷ lục, lên tới 30.000 đồng/kg. Thấy bà con khấm khá từ chanh, ngành nông nghiệp các tỉnh Hậu Giang, Long An, Sóc Trăng… còn tính đến chuyện khuyến khích nhà nông mạnh dạn phá bỏ những loại cây ăn trái kém hiệu quả khác để chuyển sang trồng chanh.

Ông Trần Văn Nam, một nhà vườn ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng), nói như khóc: “Mấy tháng trước, đi đâu cũng nghe bà con hớn hở vì chanh trúng giá. Không ít người còn khẳng định sẽ không có chuyện chanh quay đầu giảm giá như 3-4 năm về trước. Nào ngờ, bây giờ bán 10 kg chanh núm chỉ mua được một tô hủ tiếu bình dân”.


Có thể bạn quan tâm

Người Trồng Mía Gánh Nhiều Nỗi Lo Người Trồng Mía Gánh Nhiều Nỗi Lo

Ở Đồng Nai đang vào vụ thu hoạch mía, song người trồng mía kém vui bởi nhiều nỗi lo: năng suất thấp, giá giảm mạnh, chữ đường trồi sụt khó lường và bị đánh giá tạp chất cao.

27/11/2013
Phải Đặt Lợi Ích Nông Dân Lên Hàng Đầu Phải Đặt Lợi Ích Nông Dân Lên Hàng Đầu

Một thực tế đáng quan ngại ngay tại ÐBSCL là trong khi thất thoát sau thu hoạch lúa từ 12-14%, tương đương 635 triệu USD mỗi năm thì chỉ có 3% sản lượng lúa được nông dân bán trực tiếp cho các nhà máy lau bóng/xuất khẩu. Còn lại hầu hết đều "phó thác" cho thương lái. Tuy nhiên, ngay cả nông dân và thương lái cũng phải lệ thuộc vào lực lượng "cò lúa", gạo đang tung hoành tại vựa lúa lớn nhất quốc gia…

27/11/2013
Đặt Ống Chứa Chất Thải, Vỏ Bao Bì Trên Các Cánh Đồng Đặt Ống Chứa Chất Thải, Vỏ Bao Bì Trên Các Cánh Đồng

Trên các cánh đồng của các xã Hoài Sơn và Hoài Mỹ thuộc huyện Hoài Nhơn, HTX nông nghiệp đã cho đúc và đặt rải rác những ống cống bằng bê tông cốt thép có chiều cao khoảng 1-1,2m, đường kính từ 0,8- 1m, để dùng chứa chất thải.

27/11/2013
Tạo Sinh Kế Lâu Dài Cho Người Trồng Rừng Tạo Sinh Kế Lâu Dài Cho Người Trồng Rừng

Dự án phát triển lâm nghiệp do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, Ngân hàng CSXH quản lý đã tạo sinh kế lâu dài cho hàng ngàn hộ khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam.

27/11/2013
Rau VietGAP “Tiến Quân” Vào Chợ Thành Phố Hồ Chí Minh Rau VietGAP “Tiến Quân” Vào Chợ Thành Phố Hồ Chí Minh

Khác với mấy năm trước, khi rau VietGAP còn nằm lẫn với rau thường, khó phân biệt mà giá bán lại cao, bị người tiêu dùng chê, thì lần trở lại lần này rau VietGAP đã ở một vị thế khác, có cửa hàng riêng khang trang. Chỉ cần tới đầu chợ Trần Hữu Trang (Phú Nhuận), chợ Phạm Văn Hai (Tân Bình) hay chợ Tân Định (quận 1)…

27/11/2013