Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thương hiệu gạo Việt sau Thái Lan 100 năm, bị Campuchia vượt mặt

Thương hiệu gạo Việt sau Thái Lan 100 năm, bị Campuchia vượt mặt
Ngày đăng: 28/09/2015

Chưa kể, chuyện làm thương hiệu gạo quốc gia của Việt Nam cũng gần giống Thái Lan cách đây cả... trăm năm trước.

Mất dần thị trường vào tay đối thủ

Theo Bộ NN-PTNT, Việt Nam hiện đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo, chỉ sau Ấn Độ và Thái Lan. Với 4,1 triệu ha đất trồng lúa, trong đó vùng ĐBSCL chiếm 53% diện tích. Năm 2014, tổng sản lượng lúa xuất khẩu đạt 45 triệu tấn, xuất khẩu hơn 6,3 triệu tấn gạo, thu về 2,93 tỷ USD.

Tuy nhiên, xuất khẩu gạo Việt Nam đang gặp khó khăn dồn dập do sự cạnh tranh từ các đối thủ Thái Lan, Ấn Độ, Campuachia,... Lý do cố hữu lâu nay khiến gạo Việt lép vế trên thị trường là do chưa có thương hiệu. Chưa kể, gạo Việt Nam không đồng đều về chất lượng, chủ yếu phân chia theo tỷ lệ tấm, thông dụng 5%, 15%, 25%.

100 năm trước Thái Lan đã bắt đầu xây dựng thương hiệu gạo

Trước đây, gạo 25% và gạo 5% tấm của Việt Nam có giá bán khá cạnh tranh so với gạo của Thái Lan, Ấn Độ thì nay, giá đã xấp xỉ bằng nhau. Thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc rộng lớn cũng theo đà “tuột dốc” - ông Nguyễn Trung Kiên, Quyền trưởng Bộ môn Thị trường và Ngành hàng (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn), cho biết.

“Từ 65% thị phần nhập khẩu gạo Trung Quốc những năm 2012-2013, song đến 2014 Việt Nam chỉ còn 53%, hết 4 tháng đầu năm nay là 47%. Đối thủ thế chân Việt Nam chính là Thái Lan, Campuchia và Pakistan”, ông Kiên nói.

Tại hội thảo mới đây về Xây dựng thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam, do Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ NN-PTNT tổ chức, ông Lê Thanh Khiêm, Phó giám đốc Công ty Lương thực Tiền Giang, cũng thừa nhận, hiện chỉ vài phần trăm gạo Việt xuất khẩu có thương hiệu, còn lại chủ yếu xuất thô, giá trị thấp. Việc thiếu vắng thương hiệu khiến gạo xuất khẩu ngày càng khó khăn hơn.

Đồng quan điểm, ông Võ Thành Đô, Phó Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm Thủy sản và Nghề muối (Bộ NN-PTNT) đánh giá, Việt Nam còn phải đối mặt với các đối thủ tiềm năng như Campuchia, Myanmar và Mỹ. Áp lực cạnh tranh đối với gạo Việt Nam không chỉ là vấn đề giá, chất lượng mà là duy trì uy tín, lòng tin của thị trường. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách và quan trọng đối với việc phải xây dựng được thương hiệu quốc gia cho gạo Việt.

Đi sau Thái Lan cả 100 năm

Trong khi đó, Thái Lan hiện có 250 thương hiệu quốc gia khác nhau cho các sản phẩm chất lượng từ trung bình đến cao. Gạo Thơm Thái Lan có lịch sử trên 100 năm.

Năm 1959, Thái Lan chính thức công bố các giống lúa gạo nổi tiếng gọi là Thai Hom Mali Rice, đồng thời, nước này còn xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng cho các loại gạo, 5 tiêu chuẩn cho Thai Hom Mali Rice, thúc đẩy an toàn thực phẩm, tiếp thị, xúc tiến thương mại.

Trong khi đó, Việt Nam đến giờ vẫn chưa chọn được giống lúa nào để xây dựng thương hiệu gạo quốc gia

Theo TS. Pussadee Polsaram, Giám đốc Trung tâm chiến lược AEC (Thái Lan), có 5 tiêu chuẩn tạo sự khác biệt của gạo Thái, gồm: tiêu đề thương hiệu; tiêu chí về độ tinh khiết; mã vạch; nguồn gốc bao bì; logo, màu sắc, nhận diện đều thể hiện sự thống nhất.

Trong khi đó, tại Việt Nam, đến nay vẫn chưa có một thương hiệu gạo quốc gia nào. Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 21/5/2015.

Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Trần Việt Thanh cho rằng, lần đầu tiên có một đề án với ngành sản xuất rất quan trọng là lúa gạo, nhằm mục đích xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam có giá trị gia tăng cao.

Tuy nhiên, một số chuyên gia nhìn nhận, chuyện bây giờ Việt Nam mới làm thương hiệu cho hạt gạo quốc gia như câu chuyện “mất bò mới lo làm chuồng”.

Không bàn đến chuyện làm thương hiệu sớm hay muộn, ông Lê Thanh Khiêm nhấn mạnh, muốn xây dựng được thương hiệu gạo cần giải quyết được khâu chọn giống, phải xây dựng được bộ tiêu chuẩn, hệ thống đánh giá bộ tiêu chuẩn đó; đặc biệt, phải thay đổi được tập quán sản xuất của người dân là pha trộn các loại gạo với nhau khiến chất lượng kém đi.

“Ở Thái Lan, họ tập trung vào một số giống nhất định nhưng đến thời điểm này, Việt Nam vẫn chưa chọn được giống nào. Chúng ta có tới hàng 100 giống, nhưng thường chỉ sản xuất được trong một thời gian ngắn là bị thoái hóa”.

Từ đó, ông Khiêm đề xuất nên chọn lấy ba giống cơ bản để làm thương hiệu, như: Gạo đặc sản Việt Nam, gạo thơm Việt Nam, gạo chất lượng cao Việt Nam, từ đó có thể xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá để làm lên thương hiệu gạo Việt.

Song, ông Khiêm cũng lưu ý rằng, để xây dựng thương hiệu gạo quốc gia thì cần phải phát triển được thị trường vì chính thị trường mới nuôi được thương hiệu.

Và, để bước được ra thị trường thế giới, Việt Nam cần hướng tới nội địa trước, bởi thị trường này tiêu thụ tới 30-40% lượng gạo sản xuất ra. Hãy để người Việt Nam biết đến thương hiệu gạo của Việt Nam trước, từ đó mới tiến được ra thị trường các nước.


Có thể bạn quan tâm

Chặn Cửa Thương Lái Trung Quốc 'Gom' Tôm Chặn Cửa Thương Lái Trung Quốc 'Gom' Tôm

Cùng thời điểm này năm ngoái, các nhà máy chế biến tôm ở đồng bằng sông Cửu Long điêu đứng vì mất nguyên liệu vào tay Trung Quốc. Trung bình mỗi ngày, có tới trên dưới 300 tấn tôm nguyên liệu bị mua gom chở về Trung Quốc. Nay thì khác, nhà máy vẫn chạy phà phà, còn những ông chủ của nó vẫn có thể thoải mái nhâm nhi ly cà phê, tám chuyện.

19/07/2014
Nhắm Mắt Tìm Vận May Nghịch Lý Vùng Nuôi Nhắm Mắt Tìm Vận May Nghịch Lý Vùng Nuôi

Không thể phủ nhận hiệu quả của việc nuôi tôm: Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nuôi. Nhưng với kiểu “mạnh ai nấy đào ao thả tôm” như hiện nay đã khiến rủi ro gia tăng, kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường, dân sinh. Có điều không biết vô tình hay hữu ý mà người dân bỏ qua điều này, cứ nhắm mắt theo con tôm để tìm vận may...

04/08/2014
Cà Phê Buôn Ma Thuột Đăng Ký Bảo Hộ Chỉ Dẫn Địa Lý Ở EU Cà Phê Buôn Ma Thuột Đăng Ký Bảo Hộ Chỉ Dẫn Địa Lý Ở EU

Trước đó, cùng với thành công trong việc yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột mà một doanh nghiệp đăng ký độc quyền tại nước này, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đã nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể tại 17 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

19/07/2014
Khánh Hòa Hợp Tác Với Nhật Bản Khai Thác Cá Ngừ Khánh Hòa Hợp Tác Với Nhật Bản Khai Thác Cá Ngừ

Ngày (2/8), tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Công ty Yanmar (Nhật Bản) phối hợp với Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy thuộc Trường Đại học Nha Trang khánh thành tàu khảo sát và huấn luyện bằng vật liệu composite Yanmar, đồng thời giới thiệu chương trình hợp tác với ngư dân để nâng cao chất lượng cá ngừ.

04/08/2014
Nuôi Lợn Bằng Men Vi Sinh Nuôi Lợn Bằng Men Vi Sinh

Vợ chồng anh Lương Văn Luyên (1972) và chị Lang Thị Hà (1970) tại bản Kẹ Lè, xã Châu Hội là những người đầu tiên áp dụng công nghệ nuôi lợn sạch bằng phương pháp ủ men vi sinh nền đệm lót sinh học ở Qùy Châu. Đây là phương pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh có thể xảy ra cho người và vật nuôi.

19/07/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.