Thực Nghiệm Thành Công Giống Thanh Long Ruột Đỏ
Sau thời gian bốn năm nghiên cứu thực nghiệm giống thanh long ruột đỏ (2001-2004), đến nay Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả Phủ Quỳ (Nghệ An) bước đầu đã khẳng định giống thanh long ruột đỏ hoàn toàn có thể thích nghi và sinh trưởng phát triển tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng... có thể trồng đại trà tại khu vực Bắc Trung bộ, đặc biệt là trên vùng đất bazan Phủ Quỳ.
Theo đánh giá của trung tâm, giống thanh long ruột đỏ có thể mỗi năm ra hoa đến bảy đợt, bắt đầu từ tháng sáu với tỉ lệ đậu quả khá cao. Trọng lượng quả bình quân đạt 300-500gam, hàm lượng đường và hàm lượng vitamin cao hơn hẳn giống thanh long ruột trắng.
Hiện tại, bằng phương pháp nhân giống từ cành bánh tẻ, trung tâm đã có trên 5.000 cây giống để cung cấp giống cho các nhà làm vườn trong khu vực.
Đây là một đề tài khoa học trong chương trình phát triển cây ăn quả các tỉnh Bắc Trung bộ, được Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả Phủ Quỳ thực hiện với sự phối hợp của Viện Nghiên cứu rau quả.
Có thể bạn quan tâm
Thanh long ruột đỏ là cây có nguồn gốc nhiệt đới, sinh trưởng và phát triển tốt ở các nơi có ánh sáng đầy đủ. Sau khi trồng một năm cây thanh long bắt đầu
Giống thanh long ruột đỏ Long Định 1 (LĐ 1 - còn gọi là H14) được Viện Cây ăn quả miền Nam lai tạo thành công và được Bộ NN-PTNT công nhận là giống mới
So với cách trồng tưới nước theo tập quán cũ thì áp dụng hệ thống tiết kiệm có lợi nhiều, nhất là khâu mướn công tưới, bón phân...
Thanh long là một trong những cây trồng chủ lực của các tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang, nhưng thị trường tiêu thụ thường không ổn định.
Bình Thuận thuộc vùng khô hạn nhất cả nước nên rất thiếu nước. Vì vậy việc nông dân áp dụng tưới tiết cho cây trồng, trong đó có cây thanh long là rất cần thiết