Tỉa Cành Tạo Tán Và Tỉa Hoa Trên Trái Thanh Long

Tỉa cành tạo tán là giúp cho thanh long là tạo bộ tán, bộ khung cân đối hài hòa và đẹp mắt, cắt bỏ bớt những cành yếu, xấu và khả năng cho trái kém. Sau khi trồng, cần chọn lại để cành phát triển tốt và buộc áp sát vào cây trụ từ mặt đất cho tới giá đỡ.
Tỉa cành trên giá đỡ theo nguyên tắc, 1 cành chính (cành mẹ) để lại 1 - 2 cành con, phải chọn cành mạnh khoẻ, loại bỏ cành sâu bệnh, ốm yếu hay cành già không thể cho trái tốt, cành nằm khuất bên trong không nhận được ánh sáng.
Khi cành dài 1,2m - 1,5m phải bấm đọt cành giúp cành phát triển tốt và nhanh cho trái. Khoảng năm thứ năm trở đi sau mỗi vụ thu hoạch cần thường xuyên tỉa cành, tạo tán.
Tỉa cành và tạo tán giúp cây sinh trưởng mạnh cho năng suất cao, trái đẹp, to tròn và thời gian cho trái được kéo dài.
Còn khi nụ nhiều trên cành phải tỉa hoa, loại bỏ trái xấu và những trái phát triển kém có dấu vết sâu bệnh. Chỉ để 2 nụ trên mỗi cành, lưu ý hai nụ trên cùng một cành không nên ở gần nhau. Sau khi hoa nở 5 - 7 tiến hành tỉa trái, tốt nhất là 1 cành chỉ một trái phát triển tốt.
Có thể bạn quan tâm

So với cách trồng tưới nước theo tập quán cũ thì áp dụng hệ thống tiết kiệm có lợi nhiều, nhất là khâu mướn công tưới, bón phân...

Thanh long là một trong những cây trồng chủ lực của các tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang, nhưng thị trường tiêu thụ thường không ổn định.

Bình Thuận thuộc vùng khô hạn nhất cả nước nên rất thiếu nước. Vì vậy việc nông dân áp dụng tưới tiết cho cây trồng, trong đó có cây thanh long là rất cần thiết

Thanh long là một trong 9 loại trái cây xuất khẩu với số lượng lớn ra thị trường thế giới.

Từ đơn vị bên bờ vực phá sản, hợp tác xã Vạn Thành (xã Hiệp Thạnh, Châu Thành, Long An) đang rất nổi trong giới xuất khẩu thanh long nhờ bí quyết bón phân urê.