Thực Nghiệm Thành Công Giống Thanh Long Ruột Đỏ
Sau thời gian bốn năm nghiên cứu thực nghiệm giống thanh long ruột đỏ (2001-2004), đến nay Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả Phủ Quỳ (Nghệ An) bước đầu đã khẳng định giống thanh long ruột đỏ hoàn toàn có thể thích nghi và sinh trưởng phát triển tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng... có thể trồng đại trà tại khu vực Bắc Trung bộ, đặc biệt là trên vùng đất bazan Phủ Quỳ.
Theo đánh giá của trung tâm, giống thanh long ruột đỏ có thể mỗi năm ra hoa đến bảy đợt, bắt đầu từ tháng sáu với tỉ lệ đậu quả khá cao. Trọng lượng quả bình quân đạt 300-500gam, hàm lượng đường và hàm lượng vitamin cao hơn hẳn giống thanh long ruột trắng.
Hiện tại, bằng phương pháp nhân giống từ cành bánh tẻ, trung tâm đã có trên 5.000 cây giống để cung cấp giống cho các nhà làm vườn trong khu vực.
Đây là một đề tài khoa học trong chương trình phát triển cây ăn quả các tỉnh Bắc Trung bộ, được Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả Phủ Quỳ thực hiện với sự phối hợp của Viện Nghiên cứu rau quả.
Related news
Tưới nhỏ giọt (còn gọi là tưới tiết kiệm) là phương pháp tưới hiện đại, có thể vừa tưới nước, bón phân; vừa tưới thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
Bệnh thán thư phát triển mạnh ở điều kiện ẩm ướt và nhiệt độ không khí cao, gây hại nặng ở giai đoạn ra hoa, quả sắp thu hoạch và sau thu hoạch.
Cây thanh long đang được trồng phổ biến ở các tỉnh phía nam và trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu.
Với 5 hộ tham gia trên diện tích 2ha, các hộ được hỗ trợ hơn 30% tổng chi phí, được hướng dẫn kỹ thuật trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.
Bệnh nấm tắc kè trên cây thanh long vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trong mùa mưa, nhất là khi bà con nông dân không chủ động các biện pháp phòng trừ tổng hợp.