Thực Hiện Đề Án Thí Điểm Sản Xuất, Tiêu Thụ Cá Ngừ Theo Chuỗi

Chiều 28/11, đoàn công tác của Ban chỉ đạo thực hiện đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi do ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NN-PTNT) làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại Phú Yên.
Tiếp và làm việc với đoàn công tác có lãnh đạo Sở NN-PTNT, đại diện các sở KH-ĐT, Tài chính, các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp kinh doanh cá ngừ đại dương cùng một số ngư dân trên địa bàn tỉnh… Theo Sở NN-PTNT, đến nay, Phú Yên đã hoàn thiện phương án triển khai đề án nêu trên.
Theo đó, Công ty cổ phần Bá Hải được chọn làm trung tâm của chuỗi, tổ chức cho 5 tàu dịch vụ hậu cần thu mua trên biển sản phẩm khai thác của 8 tổ tàu thuyền và 80 tàu câu cá ngừ đại dương. Sau khi thu mua, sản phẩm được vận chuyển về nhà máy của Công ty cổ phần Bá Hải để chế biến và đưa ra thị trường tiêu thụ.
Theo kế hoạch triển khai đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi, các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ NN-PTNT và 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa sẽ thực hiện đề án này với những công việc như xây dựng, quản lý quy hoạch khai thác cá ngừ đại dương; phát triển đội tàu khai thác cá ngừ đại dương theo hướng hiện đại; thí điểm các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị; xây dựng đồng bộ cơ sở dịch vụ hậu cần cá ngừ đại dương; điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường, chuyển giao khoa học công nghệ, công tác đào tạo, tập huấn, khuyến ngư; hợp tác quốc tế và xúc tiến thương mại…
Có thể bạn quan tâm

Cơ sở nấm thực phẩm và nấm dược liệu chất lượng cao Ba Vàng nằm khuất dưới chân núi Ba Vàng, phường Quang Trung, TP Uông Bí (Quảng Ninh) thế nhưng vẫn thu hút du khách vào mua và tham quan.

Mô hình nuôi cá rô đầu vuông được Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị triển khai tại hộ ông Nguyễn Văn Trường, ở xã Cam Thủy và ông Nguyễn Đức Chiến, ở thị trấn Cam Lộ với diện tích ao nuôi là 2.000m2, số lượng cá giống là 30.000 con.

Huyện đã triển khai trợ giá 4 tấn giống lúa, gồm: Đoàn kết, Sin6, GS9, Thục hưng cho nông dân các xã: Tiên Thành, Mỹ Hưng, Cách Linh và thị trấn Hòa Thuận với định mức 22.000 đồng/kg, tổng trị giá hỗ trợ 88 triệu đồng.

Theo mục tiêu của dự án, đến năm 2020, sẽ có ít nhất 70% các công ty sản xuất chế biến cá tra (nhỏ và vừa) và 30% các hãng sản xuất thức ăn thủy sản tham gia chương trình sử dụng tài nguyên hiệu quả và sản xuất sạch; Ít nhất 50% các DN lớn của Việt Nam cung cấp các sản phẩm thủy hải sản đạt tiêu chuẩn ASC đến châu Âu và các thị trường quốc tế.

Dự án hỗ trợ nhân dân trồng 1 ha cỏ voi tại xã Minh Tâm; triển khai mô hình trồng cỏ voi VA06 tại 2 xã: Thành Công, Ca Thành, thu hút 31 hộ tham gia; tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật ủ chua thức ăn gia súc cho 65 học viên; hỗ trợ 864 túi ni lon ủ chua thức ăn và 17 máy thái cỏ cho 5 xã thuộc vùng dự án; hỗ trợ 8 hộ, mỗi hộ 2 triệu đồng để di dời chuồng trại ra khỏi gầm sàn nhà ở.