Thúc Đẩy Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Trong Ngành Chế Biến Lương Thực
Ngày 21/10, tại Khách sạn Bông Hồng, TP.Sa Đéc, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh tổ chức Hội thảo thúc đẩy áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) trong ngành chế biến lương thực. Tham dự có đại diện các sở, ngành, doanh nghiệp chế biến lương thực trên địa bàn tỉnh.
Hội thảo thảo luận xoay quanh những vấn đề về hiện trạng quản lý và sử dụng nguyên liệu, năng lượng của ngành chế biến lương thực. Bên cạnh đó, giới thiệu công nghệ, thiết bị ngành chế biến lương thực; các giải pháp tối ưu trong SXSH và sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả và nhiều thông tin bổ ích khác giúp các doanh nghiệp tiếp cận được các khái niệm về SXSH, lợi ích của SXSH, các nguyên tắc thực hiện để áp dụng có hiệu quả vào sản xuất.
Được biết, toàn tỉnh Đồng Tháp có 466 nhà máy xay xát và 149 nhà máy lau bóng gạo. Các nhà máy chế biến lương thực tập trung nhiều tại TP.Sa Đéc, huyện Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành. Tổng sản lượng sản xuất của ngành năm 2013 đạt 2,376 triệu tấn, khối lượng gạo xuất khẩu đạt 126.520 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 52,3 triệu USD.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, thanh long ruột trắng đang ở thời điểm nghịch mùa, trong khi thanh long ruột đỏ vẫn còn cho trái mùa thuận nên giá hai loại thanh long này chênh lệch nhau không nhiều. Tuy nhiên, giá thanh long thời điểm này ở mức rất cao, nhất là thanh long ruột trắng nên nông dân trồng thanh long rất phấn khởi do có lợi nhuận cao.
Nguyên nhân là do nông dân trồng bưởi tập trung cho vụ bưởi tết nên hiện không có bưởi cung cấp ra thị trường. Giá mít bán tại vườn tùy loại có mức từ 8 - 12 ngàn đồng/kg, tăng 4 - 5 ngàn đồng/kg so với tháng trước. Ổi giống Đài Loan cũng đứng ở mức 9 ngàn đồng/kg, tăng 4 ngàn đồng/kg so với tháng trước. Ngoài ra, các mặt hàng sầu riêng, chôm chôm, xoài, thanh long... cũng bán được giá cao do trái mùa.
Bên cạnh thương hiệu măng cụt Lái Thiêu (TX. Thuận An, tỉnh Bình Dương) và gần đây là măng cụt Thanh Tuyền (Dầu Tiếng) nhiều lần được xếp hạng nhất, nhì trái cây ngon trong Lễ hội trái cây Nam bộ tổ chức tại Khu du lịch Suối Tiên (TP.HCM), vùng đất Bình Dương còn một nơi trồng măng năng suất cao, chất lượng tốt nhưng chưa được “khám phá”, đó là xã An Tây (TX.Bến Cát).
Sau nhiều lần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đến nay gia đình ông Nguyễn Văn Khuông (68 tuổi) ở ấp 2, xã Minh Đức (Hớn Quản - Bình Phước) đã sở hữu 9 ha trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, hàng năm cho thu nhập trên 1 tỷ đồng. Gia đình ông còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động.
Riêng THT chôm chôm Phú Phụng và THT bưởi da xanh xã Nhơn Thạnh (Bến Tre) được công nhận GlobalGAP. Mỗi THT có diện tích từ 3 đến dưới 20ha. Chi phí đầu tư cho THT được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP thấp nhất hơn 100 triệu đồng và cao nhất hơn 700 triệu đồng. Chứng nhận GlobalGAP có thời hạn 3 năm nhưng mỗi năm phải tiến hành tái chứng nhận.