Thức Ăn Chăn Nuôi Giá Cao, Chất Lượng Kém

“Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới nhưng người nuôi trồng vẫn còn quá khổ”. Bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, đánh giá như vậy tại hội nghị “Tìm giải pháp nâng cao chất lượng, giảm giá thành thức ăn chăn nuôi” do Bộ NN-PTNT tổ chức ở TPHCM ngày 6-12.
Giá tăng 30%
Theo ông Trần Cao Mưu, Tổng Thư ký Hội Nghề cá Việt Nam, nhiều năm qua, giá thức ăn chỉ có tăng chứ không giảm. Từ đầu năm đến nay, các nhà máy cũng đã 6-7 lần điều chỉnh tăng giá (mỗi lần từ 300 đồng - 400 đồng/kg), tổng cộng đã tăng hơn 30%. Giá thức ăn, con giống tăng cao đã gây rất nhiều khó khăn cho người chăn nuôi, trong khi nhà sản xuất chỉ lo “o bế” đại lý (chiết khấu cho đại lý lên đến 3.200 đồng/kg, thậm chí doanh nghiệp (DN) Trung Quốc còn nâng chiết khấu lên 5.500 đồng - 6.000 đồng/kg).
Được biết, hiện nay nguồn cung thức ăn nuôi trồng thủy sản do DN nước ngoài chi phối đến 80%, trong khi các ngành hữu quan không quản lý được nên giá cả cứ tăng liên tục khiến giá thành nuôi trồng thủy sản tăng vọt (chi phí thức ăn chiếm đến 80%) làm cho người nuôi trồng bỏ nghề; diện tích nuôi trồng thủy sản giảm mạnh.
Tại hội nghị, nhiều ý kiến bức xúc trước việc các DN sản xuất thức ăn chăn nuôi đã được quá nhiều ưu đãi nhưng giá thức ăn liên tục tăng. Ông Bùi Đức Quý, Giám đốc Trung tâm Khảo nghiệm - Kiểm nghiệm và Kiểm định nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản), cho biết: Trong quý III/2011, giá nhiều loại nguyên liệu đã giảm mạnh: Đậu tương 428 USD/tấn (giảm 34 USD so với quý II), cám gạo 5.400 đồng/kg (giảm 700 đồng/kg), bắp 6.300 đồng/kg (giảm 1.050 đồng/kg), bột cá 18.900 đồng/kg (giảm 1.000 đồng/kg)...
Chưa kể từ ngày 1-1, thuế nhập khẩu các loại nguyên liệu bột cá, bột thịt, dầu cá từ 5%-10% được ưu đãi giảm còn 0% và thuế GTGT giảm còn 5%. Thế nhưng, giá thức ăn chăn nuôi nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng vẫn không giảm, thậm chí tiếp tục tăng.
Khâu kiểm tra bị buông lỏng
Mới đây, Tổng cục Thủy sản đã triển khai lấy mẫu thức ăn nuôi trồng thủy sản tại nhiều địa phương ở ĐBSCL và một số tỉnh miền Đông để kiểm tra, kiểm nghiệm. Kết quả rất đáng lo ngại khi có tới 20% số mẫu kém chất lượng. Cụ thể: Tại tỉnh Đồng Tháp, cơ quan chức năng lấy 168 mẫu thì có 62 mẫu không đạt chất lượng, 2/7 mẫu ở tỉnh Đồng Nai cũng không đạt chất lượng.
Nhiều ý kiến cho rằng giá thức ăn chăn nuôi hiện nay quá cao, nhiều chi phí bất hợp lý, Nhà nước cần có biện pháp khống chế ở mức hợp lý. Bộ NN-PTNT và các cơ quan liên quan cần nghiên cứu đưa ra mức giá trần cho thức ăn chăn nuôi trên thị trường, đồng thời hỗ trợ để hình thành cho được một số DN sản xuất thức ăn trong nước đủ sức cạnh tranh với DN nước ngoài. |
Trung tâm Khảo nghiệm - Kiểm nghiệm và Kiểm định nuôi trồng thủy sản lấy 74 mẫu thì cũng có 10 mẫu không đạt chất lượng… Phần lớn các chỉ tiêu không đạt rơi vào chất protein, lipid, xơ, tro với hàm lượng thiếu hụt hàng chục phần trăm. Chi cục Thủy sản tỉnh Long An còn phát hiện một số mẫu thức ăn thủy sản đã hết hạn sử dụng từ một năm trở lên nhưng vẫn được bán trên thị trường.
Ông Võ Quan Huy, Phó Chủ tịch Hội Tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng), cũng là chủ một DN nuôi tôm quy mô lớn ở tỉnh này, bức xúc: Người nuôi không thể tự xác định được chất lượng thức ăn nên chỉ chọn mua theo thương hiệu cũng như thói quen. Chỉ khi sử dụng mới biết mua nhầm hàng kém chất lượng vì tôm, cá chậm lớn. Ông Huy cho biết đã từng lấy mẫu đi kiểm nghiệm thì kết quả rất bất ngờ vì toàn bộ số mẫu đều không đạt so với tiêu chuẩn công bố.
Một số DN đặt vấn đề rằng nếu công tác kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng thức ăn được thực hiện thường xuyên, khách quan và khoa học hơn thì chắc chắn sẽ còn phát hiện nhiều sản phẩm kém chất lượng. Lâu nay vẫn còn hiện tượng các thương hiệu lớn thường tìm cách đối phó, bưng bít thông tin khi bị kiểm tra.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên, cả 3 thương hiệu trên đều từng bị chiếm tại nước ngoài. Với chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc, tuy được bảo hộ tại 28 nước trong khối EU, nhưng vẫn bị tranh chấp tại Thái Lan và hiện là Trung Quốc. Giữa năm 2011, một công ty tên là Việt Hương, trụ sở đặt tại Hồng Kông, đã đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc (kèm logo là hình con cá cơm và bản đồ VN có vẽ dấu hiệu chỉ đến vị trí đảo Phú Quốc) tại Trung Quốc.

Tại thôn Mai Dương, thôn có diện tích cũng như số hộ nuôi trồng thủy sản nhiều nhất của xã Quảng Phước, ngoài tiến hành thu tỉa những diện tích thuỷ sản đã thả nuôi, nhiều hộ còn bắt đầu thả thêm lứa cua mới để tăng thêm nguồn thu trước mùa mưa bão. Toàn thôn có 120 hộ nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là mô hình nuôi xen ghép tôm, cua, cá kình, cá dìa.

Ông Yukio Kikuchi cho biết dự án này sẽ được triển khai tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa với 180 chiếc, mục tiêu nâng cao thu nhập cho ngư dân VN bằng cách giảm chi phí đánh bắt bằng phương tiện, công nghệ hiện đại và tăng giá bán sản phẩm bằng việc nâng cao chất lượng cá.

Những năm qua, nhiều loại cây nông sản chủ lực của tỉnh Bình Phước liên tục rớt giá, khiến thu nhập của nông dân bấp bênh. Nhiều hộ rơi vào vòng luẩn quẩn chặt - trồng - chặt rồi bế tắc không biết trồng cây gì. Do đó, ngành chức năng cần định hướng và chính nông dân phải biết tính toán trước khi chuyển đổi, chọn loại cây phù hợp.

Nhiều nhà vườn tại Bến Tre hiện đang chặt bỏ cây cacao do năng suất thấp, không hiệu quả. Diện tích cây cacao ở địa phương này giảm một nửa so với trước đó.