Thức Ăn Chăn Nuôi Giá Cao, Chất Lượng Kém
“Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới nhưng người nuôi trồng vẫn còn quá khổ”. Bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, đánh giá như vậy tại hội nghị “Tìm giải pháp nâng cao chất lượng, giảm giá thành thức ăn chăn nuôi” do Bộ NN-PTNT tổ chức ở TPHCM ngày 6-12.
Giá tăng 30%
Theo ông Trần Cao Mưu, Tổng Thư ký Hội Nghề cá Việt Nam, nhiều năm qua, giá thức ăn chỉ có tăng chứ không giảm. Từ đầu năm đến nay, các nhà máy cũng đã 6-7 lần điều chỉnh tăng giá (mỗi lần từ 300 đồng - 400 đồng/kg), tổng cộng đã tăng hơn 30%. Giá thức ăn, con giống tăng cao đã gây rất nhiều khó khăn cho người chăn nuôi, trong khi nhà sản xuất chỉ lo “o bế” đại lý (chiết khấu cho đại lý lên đến 3.200 đồng/kg, thậm chí doanh nghiệp (DN) Trung Quốc còn nâng chiết khấu lên 5.500 đồng - 6.000 đồng/kg).
Được biết, hiện nay nguồn cung thức ăn nuôi trồng thủy sản do DN nước ngoài chi phối đến 80%, trong khi các ngành hữu quan không quản lý được nên giá cả cứ tăng liên tục khiến giá thành nuôi trồng thủy sản tăng vọt (chi phí thức ăn chiếm đến 80%) làm cho người nuôi trồng bỏ nghề; diện tích nuôi trồng thủy sản giảm mạnh.
Tại hội nghị, nhiều ý kiến bức xúc trước việc các DN sản xuất thức ăn chăn nuôi đã được quá nhiều ưu đãi nhưng giá thức ăn liên tục tăng. Ông Bùi Đức Quý, Giám đốc Trung tâm Khảo nghiệm - Kiểm nghiệm và Kiểm định nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản), cho biết: Trong quý III/2011, giá nhiều loại nguyên liệu đã giảm mạnh: Đậu tương 428 USD/tấn (giảm 34 USD so với quý II), cám gạo 5.400 đồng/kg (giảm 700 đồng/kg), bắp 6.300 đồng/kg (giảm 1.050 đồng/kg), bột cá 18.900 đồng/kg (giảm 1.000 đồng/kg)...
Chưa kể từ ngày 1-1, thuế nhập khẩu các loại nguyên liệu bột cá, bột thịt, dầu cá từ 5%-10% được ưu đãi giảm còn 0% và thuế GTGT giảm còn 5%. Thế nhưng, giá thức ăn chăn nuôi nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng vẫn không giảm, thậm chí tiếp tục tăng.
Khâu kiểm tra bị buông lỏng
Mới đây, Tổng cục Thủy sản đã triển khai lấy mẫu thức ăn nuôi trồng thủy sản tại nhiều địa phương ở ĐBSCL và một số tỉnh miền Đông để kiểm tra, kiểm nghiệm. Kết quả rất đáng lo ngại khi có tới 20% số mẫu kém chất lượng. Cụ thể: Tại tỉnh Đồng Tháp, cơ quan chức năng lấy 168 mẫu thì có 62 mẫu không đạt chất lượng, 2/7 mẫu ở tỉnh Đồng Nai cũng không đạt chất lượng.
Nhiều ý kiến cho rằng giá thức ăn chăn nuôi hiện nay quá cao, nhiều chi phí bất hợp lý, Nhà nước cần có biện pháp khống chế ở mức hợp lý. Bộ NN-PTNT và các cơ quan liên quan cần nghiên cứu đưa ra mức giá trần cho thức ăn chăn nuôi trên thị trường, đồng thời hỗ trợ để hình thành cho được một số DN sản xuất thức ăn trong nước đủ sức cạnh tranh với DN nước ngoài. |
Trung tâm Khảo nghiệm - Kiểm nghiệm và Kiểm định nuôi trồng thủy sản lấy 74 mẫu thì cũng có 10 mẫu không đạt chất lượng… Phần lớn các chỉ tiêu không đạt rơi vào chất protein, lipid, xơ, tro với hàm lượng thiếu hụt hàng chục phần trăm. Chi cục Thủy sản tỉnh Long An còn phát hiện một số mẫu thức ăn thủy sản đã hết hạn sử dụng từ một năm trở lên nhưng vẫn được bán trên thị trường.
Ông Võ Quan Huy, Phó Chủ tịch Hội Tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng), cũng là chủ một DN nuôi tôm quy mô lớn ở tỉnh này, bức xúc: Người nuôi không thể tự xác định được chất lượng thức ăn nên chỉ chọn mua theo thương hiệu cũng như thói quen. Chỉ khi sử dụng mới biết mua nhầm hàng kém chất lượng vì tôm, cá chậm lớn. Ông Huy cho biết đã từng lấy mẫu đi kiểm nghiệm thì kết quả rất bất ngờ vì toàn bộ số mẫu đều không đạt so với tiêu chuẩn công bố.
Một số DN đặt vấn đề rằng nếu công tác kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng thức ăn được thực hiện thường xuyên, khách quan và khoa học hơn thì chắc chắn sẽ còn phát hiện nhiều sản phẩm kém chất lượng. Lâu nay vẫn còn hiện tượng các thương hiệu lớn thường tìm cách đối phó, bưng bít thông tin khi bị kiểm tra.
Related news
Do ảnh hưởng của các đợt mưa lụt mới đây, nhiều hộ nuôi tôm, cua… tại phường Ninh Hà (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã rơi vào cảnh trắng tay. Ngành chức năng đã khuyến cáo không tiếp tục thả nuôi trong thời gian mưa bão, nhưng với hy vọng mong manh rằng thời tiết sẽ thuận nên người nuôi đã phải gánh chịu thiệt hại.
Nói về mô hình nuôi động vật hoang dã, ông Nguyễn Tấn Lực, Trưởng phòng Kinh tế huyện Dầu Tiếng (Bình Dương), nhận định: Các mô hình này rất có tiềm năng, phù hợp với tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM) cũng như chương trình phát triển nông nghiệp đô thị, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ dân trên địa bàn huyện, nhất là tại các xã xây dựng NTM trong tương lai…
Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp phát triển góp phần tăng diện tích trồng lúa hàng năm của An Giang trên 600.000 héc-ta, đạt sản lượng gần 4 triệu tấn.
Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày, thế nhưng tình trạng ô nhiễm vi sinh vật, hoá chất độc hại, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên rau, đặc biệt là rau ăn lá, đã ảnh hưởng đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường. Sản xuất và cung ứng rau an toàn đang là câu chuyện được các cấp, các ngành và cộng đồng quan tâm. Thế nhưng sản xuất rau an toàn vẫn gặp khó...
Thời gian gần đây, vùng biển ven bờ thuộc vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) có hàng chục chiếc tàu cá làm nghề giã cào thường xuyên hoạt động đánh bắt hải sản. Bên cạnh đó, các tàu cá này chủ yếu đánh bắt bằng xung điện làm môi trường biển bị hủy hoại, nguồn lợi thủy sản ven bờ ngày càng cạn kiệt khiến ngư dân trong vùng bức xúc.