Thừa Thiên Huếsản Lượng Thủy Sản Toàn Tỉnh Đạt Trên 8.900 Tấn
Đó là con số ấn tượng trong 8 tháng đầu năm 2014 của ngành thủy sản, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin ngày 9/9.
Trong đó, sản lượng thủy sản nước lợ, mặn đạt 5.435,5 tấn các loại (tôm chân trắng, tôm sú, cua, cá…), tăng 33,7%; sản lượng nước ngọt 3.468,9 tấn, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước. Giá tôm chân trắng tăng nhẹ, riêng tôm sú và cá nước lợ tăng cao. Tôm sú loại 40 con/kg có giá từ 180.000 - 200.000 đồng/kg; cá dìa, cá đối, cá kình trên 150.000 đồng/kg; cua có giá 150.000- 170.000 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm
Ông Trần Văn Cường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNN cho biết, đến thời điểm hiện nay, UBND tỉnh đã phê duyệt thí điểm 3 tổ chức đủ điều kiện đóng mới tàu cá vỏ thép làm dịch vụ hậu cần thủy sản và 1 cá nhân đóng mới tàu khai thác thủy sản, với tổng kinh phí khoảng 143 tỷ đồng.
Được biết, tại xã Long Mỹ (huyện Đất Đỏ) đã đầu tư thực hiện Dự án trồng rau an toàn trong nhà lưới. Mô hình này hiện đang được nhân rộng vì đạt năng suất, lợi nhuận cao. So với kiểu trồng rau thông thường, ưu điểm của việc trồng rau trong nhà lưới là ngăn ngừa được côn trùng, sâu bệnh, sản lượng rau tăng từ 3-5%, chi phí sản xuất giảm một nửa do không phải phun thuốc bảo vệ thực vật, có thể trồng quanh năm, ngay cả vào mùa mưa mà không sợ bị ngập úng hay bị dập lá.
Kiên trì giới thiệu sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng và áp dụng quy trình sản xuất an toàn cho người tiêu dùng, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) đã hình thành một vùng sản xuất dưa lưới cho hiệu quả cao. Hiện nay, ngoài số dưa lưới được người trồng tiêu thụ tại chỗ theo hình thức bán lẻ cho khách du lịch, các ruộng dưa lưới tại Xuyên Mộc đều được thương lái bao tiêu sản phẩm.
Trong những năm qua, hiệu quả sản xuất của nông dân tại các xã xây dựng nông thôn mới (NTM) không ngừng tăng lên. Ngoài các yếu tố như đất đai, khí hậu, các chương trình hỗ trợ sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân được triển khai đã góp phần tạo thêm động lực mới nâng cao đời sống và xóa đói giảm nghèo tại khu vực nông thôn.
Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh có hơn 50ha trồng hoa phục vụ Tết Nguyên đán, chủ yếu là hoa đồng tiền, cúc, thược dược, cát tường... So với mọi năm, vụ hoa này gặp khó khăn bởi trời lạnh, nhiều loài sâu bệnh xuất hiện gây hại cho hoa tết. Vì vậy, dự báo chi phí người trồng hoa bỏ ra tăng từ 15-20% so với vụ hoa ở Tết năm trước.