Bảy tháng Việt Nam nhập trên 9.000 tỷ thuốc trừ sâu và nguyên liệu
Đó là số liệu ước tính tình hình xuất nhập khẩu bảy tháng đầu năm của Bộ Công thương.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải nhập trên 1,2 tỷ USD dược phẩm.
Mặc dù đã có ngành phân bón trong nước khá phát triển với các nhà máy lớn như Cà Mau, Phú Mỹ nhưng thống kê của Bộ Công thương vẫn cho thấy trong bảy tháng qua, nước ta phải nhập tới 2,4 triệu tấn phân bón với tổng trị giá trên 789 triệu USD (khoảng 16 ngàn tỷ đồng).
Bộ Công thương cũng cho biết bảy tháng, Việt Nam nhập tới trên 814 triệu USD giấy các loại (khoảng 17.000 tỷ).
Số liệu nhập khẩu một số ngành cũng cho thấy tình trạng gia công của nền kinh tế khi phải nhập nguyên phụ liệu khá nhiều.
Ví dụ dệt may, bảy tháng Việt Nam nhập tới 5,9 tỷ USD vải - cao hơn tổng giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam trong một năm; 2,9 tỷ USD nguyên phụ liệu dệt may, da giày; bông các loại khoảng 1 tỷ USD...
Đặc biệt, Bộ Công thương cho thấy tình hình nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích, cần kiểm soát nhập vẫn tăng. Như nhập rau quả trong bảy tháng qua đã lên tới 6.000 tỷ, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc trên 2.000 tỷ; chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh trên 6.000 tỷ đồng ...
Có thể bạn quan tâm
So với mô hình nuôi cá thịt truyền thống, nuôi cá Koi lai đem lại nguồn thu gấp nhiều lần. Một số hộ nông dân đang khấm khá nhờ chuyển đổi mô hình thuỷ sản này
Mô hình vỗ béo trâu gắn với trồng cỏ của gia đình anh Lý Đức Hà ở thôn Tà Lượt, xã Thèn Phàng, huyện Xín Mần (Hà Giang) thu lãi 250 triệu đồng/năm.
Nuôi chim bồ câu Pháp thương phẩm, bồ câu Pháp giống, anh Trịnh Văn Trường, đoàn viên thanh niên thôn Bồn Thôn, xã Trung An (Vũ Thư) thu lãi hơn 150 triệu đồng
Nhờ tính quyết đoán, dám nghĩ dám làm, Nguyễn Mạnh Linh đã thành công với mô hình chăn nuôi dê sạch và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Với hơn 2 mẫu đất, mùa hè sen nở ông Hậu hái bông và đài đem bán, mùa sen lụi thì thả lưới thu hoạch cá, thu hơn 100 triệu.