Mía Xương Gà Giảm Giá
Hiện nay, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang bước vào cuối vụ thu hoạch mía xương gà, nên giá mía giảm mạnh so với thời điểm cách đây 2 tháng.
Lạng Sơn là một trong những tỉnh có diện tích trồng cây mía xương gà lớn, với diện tích trên 200 ha. Cây mía xương gà được trồng chủ yếu ở các huyện Lộc Bình, Cao Lộc, Bắc Sơn, Văn Quan, Hữu Lũng… Mía xương gà được người dân ở Lạng Sơn trồng trên những diện tích đất khô cằn hay thửa ruộng 1 vụ trong thời gian từ 8 - 9 tháng thì cho thu hoạch. Trung bình mỗi sào mía xương gà nếu được chăm sóc tốt có thể cho thu hoạch 2.000-3.000 cây.
Hiện giá mía giảm xuống chỉ còn 3.000 -4.000 đ/cây nhỏ, 5.000 đ/cây to đẹp, tính ra giá mía đã giảm từ 2.000 – 3.000 đ/cây so với thời điểm cách đây 2 tháng. Với giá mía giảm như hiện nay, sau khi trừ chi phí người dân chỉ còn lãi khoảng 6 -7 triệu đồng/sào.
Theo những người trồng mía xương gà cho biết, nguyên nhân khiến giá mía giảm là do mưa rét kéo dài nên ít người ăn mía dẫn đến mía khó bán. Ngoài ra, do thời điểm hiện nay đang là cuối vụ mía nên hộ gia đình nào cũng tranh thủ bán hết để còn kịp trồng vụ mía mới.
Có thể bạn quan tâm
Hơn 2 năm mày mò tự nghiên cứu, anh Vũ Quốc Đạt, thôn Nho Quan, xã Tam Đa (Sơn Dương - Tuyên Quang) đã sáng chế thành công máy ấp trứng nhiệt sinh học sử dụng nguồn nhiệt từ hầm biogas, tiết kiệm lượng điện năng tiêu thụ.
Hiện nay chăn nuôi gia súc nhai lại trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng phát triển rất nhanh, đặc biệt là đàn bò sữa chiếm khoảng 4.700 con, do đó nhu cầu thức ăn xanh cung cấp cho chăn nuôi là rất lớn. Đặc biệt khi dự án phát triển đàn bò sữa toàn tỉnh lên 17.000 con năm 2020 và sản lượng sữa đạt 23.000 tấn thì nhu cầu cỏ cho chăn nuôi càng bức thiết hơn.
Đã qua, người trồng mía trong tỉnh Cà Mau lao đao vì giá mía giảm. Đã vậy, họ còn bị nhà máy đường Thới Bình tính chữ đường thấp, làm cho nhiều hộ nông dân không còn mặn mà với cây mía. Diện tích trồng mía vì vậy ngày càng thu hẹp.
Đồng Văn là xã trồng nhiều hồi nhất ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) với khoảng 2.000ha. Những năm qua, ý thức được việc phải khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nhiều hộ gia đình đã tích cực chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng để trồng hồi, quế.
Nhận thấy cây dưa hấu mang lại lợi nhuận cao với mức lãi ròng đạt gần 100 triệu đồng/ha chỉ sau hơn 3 tháng canh tác, thời gian qua trên địa bàn huyện Krông Bông (Đắk Lắk) nhiều người dân đã đổ xô trồng dưa hấu.