Đề Xuất Tiêu Hủy Kho Sừng Tê Giác Bị Thu Giữ

Bộ NN-PTNT đang cân nhắc việc tiêu hủy kho sừng tê giác, ngà voi bị thu giữ.
Bộ NN-PTNT đang cân nhắc việc tiêu hủy kho sừng tê giác, ngà voi bị thu giữ và coi đó như khẳng định Việt Nam không cho phép hoạt động buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã.
Thông tin trên được Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết tại hội nghị bàn tròn về vấn đề Chống buôn bán trái phép động vật hoang dã xuyên quốc gia với sự tham gia của nhiều đối tác quốc tế, theo thông cáo phát đi của Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) hôm qua.
Chính phủ Việt Nam đã ban hành chỉ thị yêu cầu tất cả các Bộ, ban, ngành chủ chốt, ưu tiên thực thi ở tất cả các cấp và giữa các bộ để chống nạn săn bắn và buôn bán ngà voi châu Phi và sừng tê giác. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số đại biểu, Việt Nam và các bên liên quan vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ.
"Trong những năm gần đây, Việt Nam nổi lên như một mắt xích chính trong đường dây buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã toàn cầu, vừa là nơi buôn bán, vận chuyển và vừa tiêu dùng động vật hoang dã", tiến sĩ Susan Liebermen, Giám đốc điều hành Chính sách bảo tồn của WCS nhận định.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết, Bộ Nông nghiệp đang cân nhắc việc tiêu hủy kho sừng tê giác, ngà voi và xương hổ bị thu giữ tại Việt Nam và coi đó như lời khẳng định rằng Việt Nam không cho phép hoạt động buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã tồn tại trên lãnh thổ.
Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu có hiệu lực, quyết định trên sẽ đặt ra tiêu chuẩn cao cho các nước khác và củng cố cam kết coi tội phạm liên quan đến động vật hoang dã là loại hình tội phạm nghiêm trọng của Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày nghề cá Việt Nam, sáng 1-4, tại cảng Bến Châu, thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) tổ chức thả giống thủy sản ra vùng nước tự nhiên.

Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng vừa cho biết, hiện toàn tỉnh có trên 2.300ha tôm nuôi từ 1 - 2 tháng tuổi bị thiệt hại hoàn toàn, trong đó có trên 2.200ha tôm thẻ chân trắng.

Dịch bệnh, bấp bênh đầu ra, hạn chế áp dụng tiến bộ kỹ thuật do quy mô nhỏ... là những bất cập trong chăn nuôi nông hộ hiện nay. Vì thế, việc Nhà nước hỗ trợ chăn nuôi nông hộ thế nào cho hiệu quả là điều đang được cơ quan chức năng và các địa phương tích cực góp ý.

Với việc triển khai thí điểm ở nhiều địa phương cho thấy, khi tham gia mô hình này, đời sống người trồng lúa có những thay đổi rõ rệt. Ở một số nơi trong tỉnh An Giang, mô hình đang từng bước giúp người nông dân thoát nghèo, vươn lên khấm khá.

Chỉ mới cách đây vài tháng (vào thời điểm cận tết), giá dưa hấu khá cao, trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận trung bình khoảng 150 triệu đồng/ha. Thế nhưng hiện nay, người trồng dưa lại lắc đầu ngán ngẩm, chỉ còn biết “lỗ ít hay lỗ nhiều” mà thôi, chứ lời thì không có,…