Thừa khoai lang xuất khẩu

Ông Sơn Văn Luận, Chủ tịch HĐQT HTX Khoai lang Tân Thành, huyện Bình Tân (Vĩnh Long) cho biết, do từ đầu năm 2015 đến nay giá khoai lang xuất khẩu dao động ở mức thấp, nên nhiều hộ trồng khoai ít đầu tư… dẫn tới các ruộng khoai giảm năng suất, hư hao nhiều, chất lượng kém, nên thương lái chỉ mua khoảng 100.000 - 180.000 đồng/tạ (1 tạ = 60kg); riêng những ruộng khoai tốt được giá từ 200.000 - 240.000 đồng/tạ. Đây là mức giá thấp nhất trong nhiều năm qua, vì thế hầu hết nông dân trồng khoai xuất khẩu ở khu vực ĐBSCL đều thua lỗ.
Theo ông Luận, thị trường xuất khẩu khoai lang ở ĐBSCL lâu nay dựa vào Trung Quốc, tuy nhiên việc “ăn hàng” của thị trường này rất thất thường, không ổn định về giá cả lẫn sản lượng. Thông thường lúc hút hàng thì giá tăng, khi tới mùa thu hoạch rộ giá lại rớt. Hiện tại, diện tích trồng khoai lang xuất khẩu ở ĐBSCL quá nhiều, nông dân lạm dụng trồng khoai lang liên tục trong năm (3 vụ/năm) dẫn tới thừa sản lượng, đất đai bị thoái hóa, mầm bệnh xuất hiện nhiều…
Để ổn định vùng trồng khoai lang xuất khẩu, nông dân cần liên kết với các HTX, áp dụng trồng khoai lang chỉ 1 vụ/năm; các vụ còn lại nên chuyển sang trồng lúa hoặc rau màu khác. “Nên luân canh 1 vụ khoai - 2 vụ lúa hoặc 1 vụ khoai - 1 vụ lúa - 1 vụ màu sẽ bền vững nhất, giúp giảm sâu bệnh, giảm sản lượng dư thừa và chủ động đầu ra. Có như vậy, nông dân trồng khoai xuất khẩu mới đảm bảo lợi nhuận”- ông Sơn Văn Luận kiến nghị.
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2005, Công ty TNHH Vinh Sang (tọa lạc tại ấp An Thuận, xã An Bình, huyện Long Hồ, Vĩnh Long) đã đưa về trang trại của mình 30 con đà điểu (giá 20 triệu đồng/con) và thuê người chăm sóc, huấn luyện. Đây là nơi đầu tiên ở ĐBSCL có sự xuất hiện của con đà điểu và cũng là nơi đầu tiên trong nước có dịch vụ cưỡi đà điểu phục vụ khách du lịch.

Gà J-DABACO có tỷ lệ sống đạt cao, khả năng sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp...

Nuôi bò sữa là một trong những mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế, hứa hẹn sẽ nâng cao thu nhập cho nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Liên Sơn nói riêng và toàn huyện Lương Sơn (Hòa Bình) nói chung. Phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên đất, những năm gần đây, các tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa ở Lương Sơn đã ra đời, thu hút ngày càng nhiều hộ nông dân tham gia.

Tại cuộc gặp gỡ doanh nghiệp chăn nuôi mới đây, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cao Đức Phát đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị tập trung tháo gỡ ngay các vướng mắc, khó khăn giúp doanh nghiệp ngành chăn nuôi trụ vững và phát triển khi Việt Nam trở thành thành viên của các Hiệp định tự do thương mại ASEAN, FTA, TPP…

Chú trọng đến công tác quy hoạch là một giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển nghề nuôi chim yến Việt Nam theo định hướng bền vững.