Thừa khoai lang xuất khẩu

Ông Sơn Văn Luận, Chủ tịch HĐQT HTX Khoai lang Tân Thành, huyện Bình Tân (Vĩnh Long) cho biết, do từ đầu năm 2015 đến nay giá khoai lang xuất khẩu dao động ở mức thấp, nên nhiều hộ trồng khoai ít đầu tư… dẫn tới các ruộng khoai giảm năng suất, hư hao nhiều, chất lượng kém, nên thương lái chỉ mua khoảng 100.000 - 180.000 đồng/tạ (1 tạ = 60kg); riêng những ruộng khoai tốt được giá từ 200.000 - 240.000 đồng/tạ. Đây là mức giá thấp nhất trong nhiều năm qua, vì thế hầu hết nông dân trồng khoai xuất khẩu ở khu vực ĐBSCL đều thua lỗ.
Theo ông Luận, thị trường xuất khẩu khoai lang ở ĐBSCL lâu nay dựa vào Trung Quốc, tuy nhiên việc “ăn hàng” của thị trường này rất thất thường, không ổn định về giá cả lẫn sản lượng. Thông thường lúc hút hàng thì giá tăng, khi tới mùa thu hoạch rộ giá lại rớt. Hiện tại, diện tích trồng khoai lang xuất khẩu ở ĐBSCL quá nhiều, nông dân lạm dụng trồng khoai lang liên tục trong năm (3 vụ/năm) dẫn tới thừa sản lượng, đất đai bị thoái hóa, mầm bệnh xuất hiện nhiều…
Để ổn định vùng trồng khoai lang xuất khẩu, nông dân cần liên kết với các HTX, áp dụng trồng khoai lang chỉ 1 vụ/năm; các vụ còn lại nên chuyển sang trồng lúa hoặc rau màu khác. “Nên luân canh 1 vụ khoai - 2 vụ lúa hoặc 1 vụ khoai - 1 vụ lúa - 1 vụ màu sẽ bền vững nhất, giúp giảm sâu bệnh, giảm sản lượng dư thừa và chủ động đầu ra. Có như vậy, nông dân trồng khoai xuất khẩu mới đảm bảo lợi nhuận”- ông Sơn Văn Luận kiến nghị.
Related news

Để nâng cao thu nhập cho nông dân, vụ xuân năm 2014, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Nam Định đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Nghĩa Hưng mở rộng mô hình chuyển đổi đất trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang trồng dưa lê với quy mô 5ha tại xã Nghĩa Thành (Nghĩa Hưng).

Còn gần 2 tháng nữa vụ thu hoạch mía 2014 – 2015 bắt đầu, trong khi ngành mía đường cả nước nói chung và Tây Ninh nói riêng đang gặp khó khăn do giá đường xuống thấp, sản phẩm đường sản xuất ra khó tiêu thụ, tồn kho tăng cao… Thì hiện nay, người trồng mía Tây Ninh phải lao đao vì sâu bệnh tấn công.

Nắng nóng kéo dài, ít mưa, cộng với nguồn nước kinh không tốt đã gây khó khăn cho việc xuống giống cũng như sự phát triển của cây lúa vào đầu vụ hè thu ở vùng Ngọt hóa Gò Công. Một số diện tích lúa bị thiệt hại trắng; hàng trăm ha lúa trong vùng phải xuống giống trễ hơn so với lịch thời vụ.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Trà Vinhh phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai dự án trồng thử nghiệm 1.134 cây bần chua trên diện tích 4,2 công tại bờ biển xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải với kinh phí 445 triệu đồng. Đề tài thử nghiệm trồng bần chua tại xã Hiệp Thạnh đã được sự đồng thuận và hưởng ứng của bà con ven biển, bởi loài cây có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trên những bãi bùn, đất mềm.

Huyện Cẩm Thủy có 1.381,91 ha vườn. Trước đây việc sử dụng đất vườn của các hộ dân chưa phù hợp, còn trồng nhiều loại cây tạp, hiệu quả kinh tế thấp.