Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thú Y Viên Cơ Sở: Lay Lắt Sống Với Nghề

Thú Y Viên Cơ Sở: Lay Lắt Sống Với Nghề
Ngày đăng: 19/06/2012

KTĐT - Thu nhập thấp, điều kiện làm việc thiếu thốn, lại không được hưởng các chính sách về bảo hiểm, biên chế đã khiến cho hoạt động của đội ngũ thú y viên cơ sở ở các thôn, xã gặp nhiều khó khăn.

Thu nhập thấp

Với địa bàn có trên 1.300 con lợn, 3.500 con gà thương phẩm, 21.000 con vịt, công tác phòng chống dịch bệnh có ý nghĩa rất lớn với xã Tân Minh, huyện Thường Tín. Toàn xã có 1 Trưởng thú y xã và 5 thú y viên ở 5 thôn. Tuy nhiên, hiện hoạt động của đội ngũ này đang gặp rất nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Minh Tuân, Trưởng thú y xã Tân Minh cho biết, công việc của thú y viên cơ sở khá vất vả, nhất là vào các dịp tiêm phòng vaccine nhưng thu nhập lại thấp nên nhiều người không mặn mà với công việc. "Đợt dịch tai xanh bùng phát tháng 4/2010, cả xã phải tiêu hủy trên 1,6 tấn lợn mắc bệnh. Tôi phải chạy đi chạy lại cả tháng trời để dập dịch và làm biên bản tiêu hủy nhưng lương cũng chỉ được 650.000 đồng" - ông Tuân ngao ngán.

Làm công tác thú y 29 năm nay, chị Vũ Thị Hòa, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai cũng có khá nhiều trăn trở với nghề. "Chúng tôi phải sống bằng nghề khác như chăn nuôi, làm ruộng chứ lương thú y viên không sống nổi" - chị Hòa tâm sự. Tốt nghiệp Cao đẳng Nông nghiệp năm 1983, về địa phương làm Trưởng thú y xã nhưng đến nay chị Hòa vẫn chỉ là nhân viên hợp đồng, không có bảo hiểm. Trong khi đó, tiền hỗ trợ phòng trừ dịch bệnh cho đội ngũ thú y viên của xã từ tháng 9/2009 đến nay vẫn chưa được chi trả do xã không có nguồn thu.

Hiện nay, chế độ lương cho Trưởng thú y xã mới chỉ áp dụng hệ số 1,0, tương đương 1.050.000 đồng/tháng và 0,33 đối với thú y viên cơ sở, tương đương 346.500 đồng/tháng. Bà Nguyễn Thị Ngữ, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Chương Mỹ chia sẻ, mức thu nhập trên không đáp ứng được yêu cầu đời sống cho đội ngũ thú y viên yên tâm làm việc. Toàn huyện Chương Mỹ hiện có 197 thú y viên cơ sở ở thôn và 32 Trưởng thú y xã,  nhiều người phải xoay xở bằng cách đi làm dịch vụ như tiêm phòng, thiến hoạn…

Cần sự quan tâm thích đáng

Không chỉ thu nhập thấp, điều kiện làm việc của đội ngũ thú y viên hiện vẫn còn khá thiếu thốn. Đơn cử tại xã Tân Minh, do chưa được bố trí phòng làm việc, các cuộc họp triển khai công việc của lực lượng thú y phải nhờ hội trường xã hoặc tiến hành ngay tại… nhà Trưởng thú y xã. Thậm chí, tủ lạnh bảo quản vaccine phòng dịch cũng phải đặt nhờ ở phòng công an xã. Ông Đinh Bá Vinh, Chủ tịch UBND xã Tân Minh nhận định, cơ chế chính sách đối với đội ngũ thú y viên hiện nay còn nhiều bất cập. Do thú y viên chưa được xếp vào nhóm công chức xã nên việc bố trí vị trí làm việc và chế độ phụ cấp cũng còn hạn chế.

Trước tình hình dịch bệnh trên vật nuôi có xu hướng diễn biến phức tạp, vai trò của đội ngũ thú y viên cơ sở càng trở nên quan trọng. Thế nhưng, việc thu hút nhân lực kỹ thuật có trình độ về tuyến cơ sở làm việc vẫn là một bài toán khó. Theo TS Trịnh Đình Thâu, Trưởng khoa Thú y, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, hầu hết sinh viên ngành thú y ra trường đều bị "hút" bởi các công ty, doanh nghiệp tư nhân với mức lương cao, khoảng 9 - 10 triệu đồng/tháng. Trong khi về tuyến huyện, xã biên chế ít, lương thấp lại khó cạnh tranh "suất" nên sinh viên giỏi không mặn mà.

Do đó, để tạo điều kiện cho đội ngũ thú y viên cơ sở yên tâm làm việc hiệu quả, Nhà nước cần quan tâm thích đáng, nhất là về chính sách lương và chế độ bảo hiểm. Đồng thời, có những cải cách trong việc tuyển dụng để thu hút được đội ngũ lao động trẻ có trình độ về cơ sở.

Có thể bạn quan tâm

Thầy giáo dạy toán kiếm chục triệu mỗi tháng từ nghề 'tay trái' tại Ninh Bình Thầy giáo dạy toán kiếm chục triệu mỗi tháng từ nghề 'tay trái' tại Ninh Bình

Có niềm đam mê riêng là trồng tảo xoắn. Nhờ nghề tay trái, thầy giáo say mê loại tảo “thần kỳ” kiếm thêm cả chục triệu đồng mỗi tháng.

20/11/2019
Lãi tiền tỷ mỗi năm nhờ nuôi xen canh tôm và cá chẽm Lãi tiền tỷ mỗi năm nhờ nuôi xen canh tôm và cá chẽm

Trang trại tôm của gia đình ông hiện cho thu nhập khoảng 1 tỷ đến 1,5 tỷ đồng/năm. Năm 2019, ông là nông dân được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc.

21/11/2019
Nuôi lươn sinh sản bán trứng, lời cả trăm triệu mỗi năm Nuôi lươn sinh sản bán trứng, lời cả trăm triệu mỗi năm

Hai năm trở lại đây, ông Nguyễn Văn Quang chọn cách làm lạ mà hay là nuôi lươn sinh sản bán trứng ( thay vì bán lươn giống) như trước đây và đã đạt kết quả

25/11/2019
Nuôi ruồi lính đen giàu to Nuôi ruồi lính đen giàu to

Ông Ngô Hữu Phước, 63 tuổi, ngụ ấp Đông Hậu, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long chuyên nuôi cá nước ngọt. Năm 2019 ông tiến hành nuôi ruồi lính đen

27/11/2019
Nông dân Hậu Giang trở thành tỷ phú nhờ nuôi cá thát lát Nông dân Hậu Giang trở thành tỷ phú nhờ nuôi cá thát lát

Với nghề nuôi cá thát lát cườm mà anh Phạm Lâm Em, 38 tuổi, ngụ khu vực V, phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang trở thành tỷ phú.

29/11/2019
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.