Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Thụ tinh nhân tạo trên heo

Thụ tinh nhân tạo trên heo
Ngày đăng: 08/09/2015

Cấu tạo cơ quan sinh sản của heo nái:

Cấu tạo cơ quan sinh sản của heo nái bao gồm buồng trứng, ống dẫn trứng và tử cung (sừng tử cung, thân tử cung, cổ tử cung), âm đạo, tiền đình âm đạo và âm hộ. Buồng trứng là nơi hình thành trứng, sau khi trứng rụng chúng sẽ gặp tinh trùng tại ống dẫn trứng và thụ tinh tại đây. Trứng sau khi được thụ tinh sẽ phát triển ở sừng tử cung.

Buồng trứng: buồng trứng của nái dài khoảng 2,5~4cm, rộng 1,5~3cm, nặng từ 3~7 g r am.

Ống dẫn trứng: ống dẫn trứng là ống nối giữa buồng trứng và tử cung. Ống dẫn trứng chia thành hai phần: nhỏ dần về phía tử cung và rộng dần về phía buồng trứng. Chiều dài ống dẫn trứng từ 15~30cm.

Tử cung: sừng tử cung dài từ 45~110cm và phần thân tử cung chỉ dài khoảng 3~6cm. Ống cổ tử cung dài khoảng 10~22cm phù hợp với kích thước dương vật heo đực.

Thời điểm rụng trứng:

Thời điểm rụng trứng của nái thường từ 38,5~ 42,3 tiếng sau khi lên giống.

Thời gian trứng rụng có thể thụ tinh: thời gian trứng rụng có thể thụ tinh là khoảng thời gian mà trứng sau khi rụng có thể thụ tinh bình thường. Trứng sau khi tới ống dẫn trứng là khoảng thời gian dễ thụ tinh, trứng sau khi về tới tử cung hầu như không có khả năng thụ thai. N ếu như ta phối trễ thì trứng sẽ được thụ tinh vào khoảng thời điểm cuối của thời gian có thể thụ tinh. Trường hợp này thai nhi thường không phát triển, số heo con đẻ ra ít.

Sự di chuyển của tinh trùng: trường hợp phối tự nhiên thì tinh trùng sẽ được phóng tới cổ tử cung và chúng sẽ di chuyển tới phần đầu ống dẫn trứng. Sau khi xuất tinh thì tinh trùng sẽ đến nơi sau khoảng vài phút đến 30 phút , nhưng để đạt số tinh trùng cao nhất và đủ điều kiện để thụ tinh thì mất khoảng 15~16 tiếng. Tốc độ di chuyển của tinh trùng còn phụ thuộc vào lực hút của tử cung.

Thời gian sống của tinh trùng:

Thời gian sống của tinh trùng trong cơ thể nái ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ thụ thai. Thời gian sống của tinh trùng bên trong cơ quan sinh sản của bò và heo khoảng trên dưới 40 tiếng và thời gian có thể thụ thai khoảng 25 ~30 tiếng.

Dụng cụ thụ tinh nhân tạo:

Các cây phối thường làm bằng nhựa được sử dụng 1 lần, có hình dạng giống dương vật heo nọc và được đưa vào tới tận cổ tử cung. Phía đầu gắn miếng bọt biển để chống tinh trùng trào ngược trở lại.

Một số điều cần lưu ý khi thụ tinh nhân tạo:

Cần phải tạo cảm giác thoải mái, có các động tác mô tả hành động của heo đực như khi phối tự nhiên (mát-xa hai bên hông nái). Trước khi phối cần vệ sinh âm hộ cho nái bằng nước sạch, sau đó dùng 1 tay banh rộng âm hộ nái. Tay còn lại đưa cây phối vào 10~15cm với góc 30 0 hướng lên trên. Sau đó, ta đưa vào theo hướng ngang thêm 25~30cm cho đến khi ta cảm nhận được là đã chạm vào cổ tử cung. Lúc này xoay nhẹ cây phối theo chiều ngược kim đồng hồ và đưa nhẹ vào trong. Chú ý, không được làm tổn thương thành tử cung. Sau khi đã đưa cây phối vào đúng vị trí ta lắp bình đựng tinh vào phần cuối của cây phối, bóp nhẹ bình đựng tinh.

Khi bơm tinh xong, ta từ từ xoay theo chiều kim đồng hồ để rút cây phối ra. Thời gian phối kéo dài từ 5~10 phút, cần tránh cho tinh bị sốc nhiệt.

Những điều lưu ý khi lấy tinh:

Nhiệt độ bảo quản tinh ảnh hưởng rất lớn tới thời gian sống và năng suất sinh sản. Tinh cần được bảo quản ở nhiệt độ 17~18 0 C với tủ chuyên dụng. Khi vận chuyển cần để trong tủ bảo quản chuyên dụng. Bên trong tủ, cần để nhiệt kế đo được nhiệt độ cao nhất và thấp nhất.

Một ngày nên lắc nhẹ tinh 2 lần, để tinh được trộn đều. Tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào tinh heo. Bình đựng tinh cần được vệ sinh sát trùng sạch. Tinh trước khi sử dụng nên kiểm tra hoạt lực trước khi phối.

Ghi chép sổ phối: cần ghi chép đầy đủ và chính xác quá trình phối. Khi năng suất sụt giảm ta có thể dễ dàng tra tìm để phân tích nguyên nhân.

® Kiến Khức Chăn Nuôi giữ bản quyền nội dung trên website này


Có thể bạn quan tâm

Chăm sóc heo con mau lớn sau cai sữa Chăm sóc heo con mau lớn sau cai sữa

Đây là giai đoạn nuôi heo hiệu quả, heo có khả năng tăng trọng nhanh và tích lũy nạc tốt nhất chính vì thế chế độ dinh dưỡng và chỗ ở cho heo con cần hợp lý để tránh các dịch bệnh ở heo:

22/07/2016
Bệnh viêm dạ dày - ruột truyền nhiễm ở lợn Bệnh viêm dạ dày - ruột truyền nhiễm ở lợn

Bệnh viêm dạ dày - ruột truyền nhiễm ở lợn

22/07/2016
Các Biện Pháp Cơ Bản Phòng Bệnh Cho Bò Nhốt Chuồng Các Biện Pháp Cơ Bản Phòng Bệnh Cho Bò Nhốt Chuồng

Các Biện Pháp Cơ Bản Phòng Bệnh Cho Bò Nhốt Chuồng

22/07/2016
Tảo và đất sét cải thiện việc sử dụng chất dinh dưỡng Tảo và đất sét cải thiện việc sử dụng chất dinh dưỡng

Sự kết hợp của chiết xuất tảo và các khoáng chất đất sét đã cho thấy sự tăng tiêu hóa enzyme tự nhiên trong ruột non, một yếu tố quan trọng để sử dụng dinh dưỡng tối ưu. Dưới đây chúng tôi chia sẻ một vài thông tin ở lợn từ một thử nghiệm được thực hiện bởi INRA.

09/08/2016
Cho lợn con uống bổ sung nước với sắt hữu cơ Cho lợn con uống bổ sung nước với sắt hữu cơ

Thiếu máu ở lợn con là một vấn đề quan trọng chăn nuôi lợn, gây chậm phát triển và tăng tỷ lệ tử vong trong thời kỳ cho bú. Lợn con bị thiếu máu có triệu chứng khó thở, mệt mỏi, da và màng nhầy nhợt nhạt cũng như tăng khả năng nhiễm bệnh.

09/08/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.