Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi lợn nái mang thai - Phần 2

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi lợn nái mang thai - Phần 2
Tác giả: TS. Nguyễn Thị Liên Hương
Ngày đăng: 16/07/2016

* Thức ăn và cách cho ăn

Thức ăn đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng, không bị ôi thiu, mốc.

Cho lợn nái ăn các thức ăn bị mốc sẽ dễ gây tiêu thai, thai gỗ, sảy thai hoặc lợn con đẻ ra yếu ớt.

Cho ăn đúng giờ để kích thích tính thèm ăn, khi thay đổi thức ăn phải thay đổi từ từ.

Cung cấp đủ nước sạch cho lợn uống.

Mức ăn trong một ngày của lợn nái chửa còn phụ thuộc vào thể trạng của lợn nái (gầy, béo hay bình thường).

Lợn nái gầy phải cho ăn tăng, lợn nái quá béo phải giảm thức ăn đã phối trộn nhưng lại tăng thức ăn thô xanh.

Vào mùa đông, khi nhiệt độ trong chuồng nuôi dưới 15 độ C, lợn nái cần được ăn tăng thêm (0,2 – 0,3 kg thức ăn/nái/ngày) để bù vào phần năng lượng mất đi do phải chống lạnh.

3. Chăm sóc lợn nái chửa

Đảm bảo chế độ vận động cho lợn nhưng yên tĩnh và không xáo trộn đàn.

Chuồng trại thoáng mát, duy trì nhiệt độ 26 – 28 độ C là tốt nhất.

Vệ sinh phòng bệnh: Thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống và chuồng trại.

Tiêm phòng cho lợn nái chửa trước thời gian dự kiến đẻ 15 ngày theo đúng qui định thú y.

Có sổ và ghi đầy đủ tình trạng sức khỏe, lượng thức ăn và vắc xin phòng bệnh.Trước khi đẻ 7 – 10 ngày cần vệ sinh và xoa bóp bầu vú cho lợn nái 1 – 2 lần/ngày để kích thích thông tia sữa.

NÁI HẬU BỊ – CHỬA LỨA 1

Ghi chú: Vắc xin Farrowsure: phòng bệnh pavovirus, đóng dấu lợn, bệnh xoắn khuẩn (Leptospira).

Ở những vùng có bệnh tai xanh, cần tiêm vắc xin tai xanh cho lợn nái trước khi phối giống, 4 tháng tiêm nhắc lại 1 lần.

4. Một số chú ý

Không cho lợn nái chửa ăn quá nhiều vì lợn nái béo sẽ dẫn đến: Khó đẻ; Có thể đè chết con; Tiết sữa kém.

Không để lợn nái chửa ăn quá ít, lợn sẽ bị gầy dẫn đến: Dễ mắc bệnh; Thiếu sữa nuôi con; Lợn nái hao mòn nhiều trong giai đoạn nuôi con và sẽ lâu động dục trở lại sau khi cai sữa lợn con.

Đảm bảo đủ vitamin và chất khoáng trong khẩu phần ăn

Vitamin rất quan trọng cho sự phát triển của bào thai.

Thiếu vitamin lợn con sẽ phát triển chậm, sức sống kém, dễ chết yểu.

Chất khoáng rất quan trọng cho bào thai và lợn nái.

Thiếu chất khoáng, xương lợn con kém phát triển, lợn nái chửa có nguy cơ bị bại liệt hai chân sau.

Một số loại thức ăn không nên dùng cho lợn nái chửa:

– Bỗng bã rượu tốt cho lợn thịt, nhưng không tốt cho lợn nái.

Nếu ăn nhiều sẽ gây kích thích sẩy thai.

– Khô dầu bông có thể gây chết thai.

– Lá đu đủ tốt với nái nuôi con nhưng không tốt cho lợn nái chửa vì làm giảm nhịp đập của tim gây khả năng nuôi thai kém.

 


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật trồng một số loại cây làm thức ăn cho gia súc - Phần 2 Kỹ thuật trồng một số loại cây làm thức ăn cho gia súc - Phần 2

Kỹ thuật trồng một số loại cây làm thức ăn cho gia súc - Phần 2

16/07/2016
Bổ sung sắt và vitamin cho lợn sữa như thế nào Bổ sung sắt và vitamin cho lợn sữa như thế nào

Việc bổ sung sắt và vitamin cho lợn sữa rất quan trọng đến tỷ lệ sống và khả năng tăng trọng của lợn.

16/07/2016
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi lợn nái mang thai - Phần 1 Hướng dẫn kỹ thuật nuôi lợn nái mang thai - Phần 1

Chế độ nuôi dưỡng lợn nái sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai, số lợn con sơ sinh, khối lượng và sức sống của lợn con, thể trạng của lợn mẹ, khả năng tiết sữa, khả năng động dục trở lại và thời gian sử dụng lợn mẹ.

16/07/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.