Phương pháp nhận biết heo bị bệnh trong trang trại - Phần 2
II. Những thay đổi trong hành vi của heo
Lợn là một con vật có tính bầy đàn nên khi khỏe mạnh, chúng sẽ chơi chung và tụ tập theo nhóm.
Tuy nhiên, khi bệnh nó có xu hướng nghỉ ngơi, nằm riêng một mình hoặc thường xuyên bị từ chối bởi những con lợn khác, thậm chí có khi bị các con khác tấn công.
Ngược lại, khi nhiều con cùng bệnh thì chúng sẽ tụ tập lại, co ro và nằm chồng lên nhau, không muốn đứng lên.
Khi lợn có những biểu hiện đó, ta cần quan sát và tìm hiểu kỹ hơn.
III. Đánh giá qua mùi
Chất lượng không khí có thể được phát hiện thông qua khứu giác của chúng ta.
Qua đó, chúng ta có thể cảm nhận mức độ thông thoáng của chuồng trại, cấp độ cao của khí độc (ammoniac, H2S), độ ẩm cao hay thấp.
Những mùi gì gây khó chịu cho chính chúng ta cũng có khả năng gây khó chịu cho heo.
IV. Sờ nắn, đụng chạm Đây là điều cần thiết để thăm khám một con lợn bệnh, nhằm phát hiện những thay đổi về nhiệt độ cơ thể, dịch tiết bất thường hoặc cục u trên da.
Cần sờ nắn 4 chân trong trường hợp nghi què quặt, gãy xương hoặc sưng khớp.
Trên lợn nái mới đẻ, luôn luôn rờ̀ bầu vú để phát hiện viêm vú, mất sữa.
Có thể bạn quan tâm
Chế độ nuôi dưỡng lợn nái sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai, số lợn con sơ sinh, khối lượng và sức sống của lợn con, thể trạng của lợn mẹ, khả năng tiết sữa, khả năng động dục trở lại và thời gian sử dụng lợn mẹ.
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi lợn nái mang thai - Phần 2
Nhận biết bệnh sớm là ưu tiên hàng đầu trong việc quản lý trại.