Thụ tinh nhân tạo trên heo

Cấu tạo cơ quan sinh sản của heo nái:
Cấu tạo cơ quan sinh sản của heo nái bao gồm buồng trứng, ống dẫn trứng và tử cung (sừng tử cung, thân tử cung, cổ tử cung), âm đạo, tiền đình âm đạo và âm hộ. Buồng trứng là nơi hình thành trứng, sau khi trứng rụng chúng sẽ gặp tinh trùng tại ống dẫn trứng và thụ tinh tại đây. Trứng sau khi được thụ tinh sẽ phát triển ở sừng tử cung.
Buồng trứng: buồng trứng của nái dài khoảng 2,5~4cm, rộng 1,5~3cm, nặng từ 3~7 g r am.
Ống dẫn trứng: ống dẫn trứng là ống nối giữa buồng trứng và tử cung. Ống dẫn trứng chia thành hai phần: nhỏ dần về phía tử cung và rộng dần về phía buồng trứng. Chiều dài ống dẫn trứng từ 15~30cm.
Tử cung: sừng tử cung dài từ 45~110cm và phần thân tử cung chỉ dài khoảng 3~6cm. Ống cổ tử cung dài khoảng 10~22cm phù hợp với kích thước dương vật heo đực.
Thời điểm rụng trứng:
Thời điểm rụng trứng của nái thường từ 38,5~ 42,3 tiếng sau khi lên giống.
Thời gian trứng rụng có thể thụ tinh: thời gian trứng rụng có thể thụ tinh là khoảng thời gian mà trứng sau khi rụng có thể thụ tinh bình thường. Trứng sau khi tới ống dẫn trứng là khoảng thời gian dễ thụ tinh, trứng sau khi về tới tử cung hầu như không có khả năng thụ thai. N ếu như ta phối trễ thì trứng sẽ được thụ tinh vào khoảng thời điểm cuối của thời gian có thể thụ tinh. Trường hợp này thai nhi thường không phát triển, số heo con đẻ ra ít.
Sự di chuyển của tinh trùng: trường hợp phối tự nhiên thì tinh trùng sẽ được phóng tới cổ tử cung và chúng sẽ di chuyển tới phần đầu ống dẫn trứng. Sau khi xuất tinh thì tinh trùng sẽ đến nơi sau khoảng vài phút đến 30 phút , nhưng để đạt số tinh trùng cao nhất và đủ điều kiện để thụ tinh thì mất khoảng 15~16 tiếng. Tốc độ di chuyển của tinh trùng còn phụ thuộc vào lực hút của tử cung.
Thời gian sống của tinh trùng:
Thời gian sống của tinh trùng trong cơ thể nái ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ thụ thai. Thời gian sống của tinh trùng bên trong cơ quan sinh sản của bò và heo khoảng trên dưới 40 tiếng và thời gian có thể thụ thai khoảng 25 ~30 tiếng.
Dụng cụ thụ tinh nhân tạo:
Các cây phối thường làm bằng nhựa được sử dụng 1 lần, có hình dạng giống dương vật heo nọc và được đưa vào tới tận cổ tử cung. Phía đầu gắn miếng bọt biển để chống tinh trùng trào ngược trở lại.
Một số điều cần lưu ý khi thụ tinh nhân tạo:
Cần phải tạo cảm giác thoải mái, có các động tác mô tả hành động của heo đực như khi phối tự nhiên (mát-xa hai bên hông nái). Trước khi phối cần vệ sinh âm hộ cho nái bằng nước sạch, sau đó dùng 1 tay banh rộng âm hộ nái. Tay còn lại đưa cây phối vào 10~15cm với góc 30 0 hướng lên trên. Sau đó, ta đưa vào theo hướng ngang thêm 25~30cm cho đến khi ta cảm nhận được là đã chạm vào cổ tử cung. Lúc này xoay nhẹ cây phối theo chiều ngược kim đồng hồ và đưa nhẹ vào trong. Chú ý, không được làm tổn thương thành tử cung. Sau khi đã đưa cây phối vào đúng vị trí ta lắp bình đựng tinh vào phần cuối của cây phối, bóp nhẹ bình đựng tinh.
Khi bơm tinh xong, ta từ từ xoay theo chiều kim đồng hồ để rút cây phối ra. Thời gian phối kéo dài từ 5~10 phút, cần tránh cho tinh bị sốc nhiệt.
Những điều lưu ý khi lấy tinh:
Nhiệt độ bảo quản tinh ảnh hưởng rất lớn tới thời gian sống và năng suất sinh sản. Tinh cần được bảo quản ở nhiệt độ 17~18 0 C với tủ chuyên dụng. Khi vận chuyển cần để trong tủ bảo quản chuyên dụng. Bên trong tủ, cần để nhiệt kế đo được nhiệt độ cao nhất và thấp nhất.
Một ngày nên lắc nhẹ tinh 2 lần, để tinh được trộn đều. Tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào tinh heo. Bình đựng tinh cần được vệ sinh sát trùng sạch. Tinh trước khi sử dụng nên kiểm tra hoạt lực trước khi phối.
Ghi chép sổ phối: cần ghi chép đầy đủ và chính xác quá trình phối. Khi năng suất sụt giảm ta có thể dễ dàng tra tìm để phân tích nguyên nhân.
® Kiến Khức Chăn Nuôi giữ bản quyền nội dung trên website này
Related news

Giá thức ăn gia súc ngày một gia tăng khiến các nông trại trên toàn thế giới gặp rất nhiều khó khăn. Các nông trại phải có các phương pháp khắc phục bằng cách thay đồi các loại cám. Thế nhưng việc thay đổi cám dẩn tới việc thay đổi phương pháp quản lý, dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh. Hơn thế nữa vấn đề thay đổi khiến cám khiến năng suất bị sụt giảm, dẫn đến số tiền tổn thất còn nhiều hơn tiền tiết kiệm do giảm chi phí cám.

Không phải số heo xuất chuồng mà số lượng thịt sản xuất ra là chỉ số quan trọng hơn về mặt lợi nhuận. Trong quá khứ, ta hãy sử dụng số lượng heo để tính năng suất nhưng phương pháp này không phải là phương pháp thích hợp.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh có nhiều phương pháp nhưng một trong những cách chủ lực là nâng cao khả năng sinh sản. Dịch bệnh được tận diệt thì việc tiếp theo là phải nâng cao năng suất sinh sản. Hiện nay, chênh lệch số heo con giữa các quốc gia chăn nuôi tiên tiến và phần còn lại là rất lớn, vì vậy cần phải quan tâm nỗ lực cải thiện vấn đề này.

Trong vòng 5 năm người viết tư vấn cho các trang trại các biện pháp cải tạo đàn. 31 nông trại sau khi thực hiện đầy đủ các biện pháp trên đã cải thiện được năng suất như sau:

Chăn nuôi lợn nái sinh sản là một khâu rất quan trọng trong ngành chăn nuôi lợn. Số lượng lợn con cai sữa hàng năm của mỗi nái là nhân tố đóng góp chính tới hiệu quả kinh tế của mỗi đơn vị chăn nuôi. Ở những cơ sở chăn nuôi tốt, tỉ lệ lợn con chết trong giai đoạn theo mẹ là 5-8%, trong đó khoảng 30% số lợn con chết trước hoặc trong khi sinh, 44% chết trong 2 ngày đầu tiên sau khi đẻ, chính vì vậy công tác quản lý, chăm sóc lợn con sơ sinh là rất quan trọng.