Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Tiền Tỷ Từ Mô Hình Nuôi Vịt Khép Kín

Thu Tiền Tỷ Từ Mô Hình Nuôi Vịt Khép Kín
Ngày đăng: 08/07/2014

Lên vùng rú cát Quảng Vinh (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) lập trang trại, không biết bao lần ông Lê Đình Cầu khi thử nghiệm các mô hình kinh tế mới. Sau nhiều năm, cuối cùng ông cũng thành công với mô hình nuôi vịt khép kín, với thu nhập mỗi năm lên đến 6 tỷ đồng, trong đó lãi gần 1,5 tỷ đồng.

Ngày đầu mới lên vùng trang trại lập nghiệp, vợ chồng ông gặp không ít khó khăn. Khó nhất là vùng này toàn cát là cát chẳng thể canh tác được gì, rồi giao thông đi lại khó khăn. Lúc đó, ông cũng như nhiều hộ dân trong vùng bắt tay vào đào hồ vừa nuôi cá, vừa lấy nước phục vụ cho chăn nuôi và trồng trọt.

Ông Cầu cho hay: “Tôi không còn nhớ mình đã thất bại biết bao lần, đầu tư biết bao tiền của cho các mô hình phát triển kinh tế. Nhưng khi làm quen với mô hình nuôi vịt kết hợp với lò ấp trứng, tôi mới thực sự tìm được hướng đi phù hợp”.

Được nhiều người mệnh danh “vua vịt” bởi mỗi năm, ông thu hàng tỷ đồng nhờ mô hình nuôi vịt khép kín: nuôi vịt đẻ lấy trứng, ấp trứng, bán trứng lộn, bán vịt con, vịt thịt... Ít người biết được, để có được thành công như lúc này ông đã hao tổn bao tiền của và trí lực.

Ban đầu, vốn liếng ít ỏi nên ông chỉ dám nuôi vài trăm con. Chân ướt chân ráo vào nghề, không nắm vững kỹ thuật chăm sóc, cách phòng bệnh… nên vịt chết liên miên. Nhiều người khuyên ông bỏ nuôi vịt, bởi từ xưa tới nay chưa có ai giàu lên nhờ nuôi vịt, nhưng ông vẫn quyết chí. Sau mỗi lần thất bại, ông lại mày mò tìm nguyên nhân và hướng khắc phục.

Để tích lũy thêm kinh nghiệm, ông đi học thêm kỹ thuật nuôi của những người nuôi vịt chạy đồng, xem thêm kỹ thuật nuôi trên báo, đài và làm theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn trong khâu chọn giống, tiêm vaccin phòng dịch. Nhờ thế, đàn vịt phát triển tốt, ít bệnh và tỷ lệ đẻ trứng cao. Sau mấy đợt nuôi thành công, có ít vốn, ông tiếp tục mở rộng quy mô chuồng trại và học thêm nghề ấp trứng để chủ động nguồn cung con giống.

Với 3,9 ha đất rú cát, ông sử dụng 1,5 ha phát triển hồ nuôi cá vừa chăn nuôi vịt, diện tích còn lại ông trồng rừng tạo cảnh quan và môi trường thoáng mát cho vịt sinh sống. Ông còn thuê thêm 3 ha trang trại gần đó phát triển chuồng trại nhằm giảm bớt áp lực về số lượng nuôi ở trang trại chính.

Ngoài thời gian nuôi ở trang trại, sau mỗi vụ gặt, ông đều cho người chăn thả vịt tại các cánh đồng cho vịt tìm kiếm nguồn thức ăn mới và tiết kiệm chi phí.

Ngoài tận dụng được nguồn lao động trong gia đình, ông vừa tạo thêm việc làm cho 4 lao động thường xuyên với mức lương 3,5 triệu đồng/tháng, chưa kể, mỗi năm có khoảng 5 tháng ông phải thuê thêm từ 4 đến 5 nhân công chăn thả vịt chạy đồng với mức lương 4 triệu đồng/tháng.

Ông Cầu tâm sự: “Nhờ mô hình nuôi vịt kết hợp lò ấp trứng mà gia đình tôi thu nhập tiền tỷ mỗi năm”. Với đàn vịt thịt nuôi mỗi năm lên đến 9.000 con và hơn 2.000 con vịt đẻ mỗi lứa, 3 lò ấp trứng với công suất mỗi lò 16.000 quả, mỗi ngày ông xuất bán gần 2.000 quả trứng vịt lộn, cung cấp cho thị trường 150 tấn thịt mỗi năm. Tất cả trứng thu được trong quá trình nuôi, ông đều đưa vào lò ấp, nhờ thế không tốn chi phí mua trứng và bớt đi lo tỷ lệ trứng ung.

Để đàn vịt khỏe mạnh, cho sản lượng trứng cao, ông Cầu chú ý tới khâu vệ sinh phòng dịch, thường xuyên tiêu độc, khử trùng chuồng trại. Khi vịt con được 20 ngày tuổi, ông tiến hành tiêm vaccin phòng dịch. Chế độ ăn uống của vịt đẻ được chú ý; ngoài thức ăn tổng hợp, ông tranh thủ những ngày cá rẻ mua về bổ sung thêm dinh dưỡng cho đàn vịt.

Do đó, trứng và vịt con nhà ông ra lò đến đâu đều được thương lái tin tưởng và tới tận nơi thu mua. Ông Cầu cho hay: “Trứng của gia đình sau khi ấp không chỉ cung cấp cho các địa phương lân cận mà vươn ra thành phố và các huyện khác. Trứng ấp ra nhiều khi không đủ cung cấp cho thị trường.

Theo ông Cầu, từ khi nuôi vịt con đến vịt đẻ là 5 tháng, vịt đẻ liên tục trong thời gian 6 tháng, sau đó thay lông nghỉ 1 tháng vịt lại tiếp tục đẻ. Trong vòng 2 năm phải thay thế đàn vịt khác bởi lúc này chất lượng trứng và sức đẻ của vịt không còn cao.

Cần phân biệt giữa vịt nuôi lấy thịt và vịt nuôi lấy trứng, bởi vịt nuôi lấy trứng đòi hỏi phải đẻ sai và trứng to vì thế nên chọn vịt siêu trứng, còn vịt lấy thịt thì nên chọn vịt siêu nạc có như thế hiệu quả kinh tế mới cao được. Để vịt đẻ đều nên cho vịt ăn theo chế độ 1/2 bột, 1/2 lúa, không nên để vịt đói.

Ngoài những bữa ăn chính, thời gian còn lại nên thả vịt theo hình thức chạy đồng. Đặc biệt phải tuân thủ công tác tiêm vaccin theo định kỳ để phòng chống dịch bệnh.

Ông Hồ Tinh Ân, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Vinh cho hay: “Mô hình nuôi vịt khép kín của gia đình ông Cầu là một trong những mô hình tiêu biểu trong phát triển kinh tế của địa phương, rất đáng để nhân rộng. Không chỉ tăng thu nhập cho gia đình, ông còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương và có xu hướng mở rộng quy mô kinh doanh”.


Có thể bạn quan tâm

Giải Pháp Nâng Cao Uy Tín Thương Hiệu “Cam Sành Hà Giang” Giải Pháp Nâng Cao Uy Tín Thương Hiệu “Cam Sành Hà Giang”

Cam sành là loài cây ăn quả đặc sản của Hà Giang, cây cam sành được trồng tập trung tại 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Tính đến thời điểm cuối năm 2013 tổng diện tích cam sành cho thu hoạch đạt trên 11.000 ha và sản lượng ước đạt 11.500 tấn, trong đó huyện Bắc Quang có diện tích cam sành lớn nhất tỉnh.

05/06/2014
An Ninh Lương Thực Của Trung Quốc Đang Bị Đe Dọa Nghiêm Trọng An Ninh Lương Thực Của Trung Quốc Đang Bị Đe Dọa Nghiêm Trọng

Mạng tin "Chính sách thế giới" ngày 4/6 cho biết tình trạng ô nhiễm khủng khiếp của Trung Quốc đã được thừa nhận trong một báo cáo nghiêm túc, mà trước đây từng được xếp vào hạng "bí mật quốc gia".

05/06/2014
Nghề Khai Thác Tôm Bố Mẹ Thu Lãi Từ 200 - 300 Triệu Đồng/chuyến Nghề Khai Thác Tôm Bố Mẹ Thu Lãi Từ 200 - 300 Triệu Đồng/chuyến

So với cùng kỳ năm, do chi phí đầu tư đi biển tăng cao, nên các phương tiện khai thác gần bờ lợi nhuận giảm. Cộng thêm việc khai thác kém hiệu quả nên phần lớn hòa vốn. Các phương tiện hành nghề lưới tôm, lưới cá khoai đi trong ngày cho lãi từ 0,5 - 1 triệu đồng/ngày; nghề lưới rê cá cháy, cá chét, cá dù lãi từ 2 - 5 triệu đồng/chuyến (2 - 3 ngày)...

05/06/2014
Giá Cá Tra “Rơi Tự Do”, Người Nuôi Điêu Đứng Giá Cá Tra “Rơi Tự Do”, Người Nuôi Điêu Đứng

Theo khảo sát của chúng tôi, giá cá tra thương phẩm trên thị trường An Giang ngày 2-6-2014 chỉ còn 20.500 đồng/kg (loại từ 700 gram – 1kg/con). Cá rớt giá nhưng ít người mua. Trước đây 1 tháng, loại cá này được các doanh nghiệp (DN) trong tỉnh mua từ 25.000 – 25.500 đồng/kg.

05/06/2014
Khai Thác Thủy Sản Cả Tỉnh Khánh Hòa Trong 5 Tháng Đầu Năm Được Hơn 32.000 Tấn Khai Thác Thủy Sản Cả Tỉnh Khánh Hòa Trong 5 Tháng Đầu Năm Được Hơn 32.000 Tấn

Ngoài ra, sản lượng tôm thịt, tôm hùm giảm trên 5%, do dịch bệnh thường xuyên xảy ra, nhiều diện tích nuôi chưa đến kỳ thu hoạch. Đến hết tháng 5/2014, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Khánh Hòa đã kiểm dịch được hơn 240 triệu con tôm sú giống và hơn 378 triệu con tôm thẻ chân trắng để xuất bán ra ngoài tỉnh.

05/06/2014