Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Nhập Trên 200 Triệu Đồng Từ Mô Hình Luân Canh Tôm - Lúa

Thu Nhập Trên 200 Triệu Đồng Từ Mô Hình Luân Canh Tôm - Lúa
Ngày đăng: 10/09/2012

Những năm qua, ở Bạc Liêu, mô hình luân canh tôm - lúa được nông dân các vùng chuyển đổi của tỉnh như Phước Long, Hồng Dân... áp dụng rất thành công. Mô hình này được khẳng định là hướng sản xuất bền vững, góp phần làm ổn định sinh thái đồng ruộng, cải thiện thu nhập cho nông dân. 
Anh Lâm Thành Phúc (48 tuổi, ấp Phước Thọ Tiền, xã Phước Long, huyện Phước Long) là một trong những nông dân có hơn 10 năm liền áp dụng mô hình luân canh 2 vụ tôm - 1 vụ lúa trên diện tích 3,3 ha. 
Những năm đầu, anh Phúc thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi còn hạn chế. Sau đó, nhờ được dự các lớp tập huấn khuyến nông - khuyến ngư và áp dụng vào mô hình nên năng suất lúa - tôm ngày càng đạt cao. Những năm gần đây, bình quân mỗi năm, anh Phúc thu nhập trên 150 triệu đồng. Riêng năm 2011, anh thu lãi 220 triệu đồng (tôm 160 triệu đồng, lúa 60 triệu đồng).

Anh Phúc cho biết: “Sau khi thu hoạch xong vụ lúa, vào khoảng 20/12 (âm lịch), tôi phơi vuông khoảng 20 ngày cho đất khô. Sau đó, bón vôi đá 20 kg/công (1.300 m2), đưa nước vào và kiểm tra các chỉ tiêu môi trường. Nếu đạt yêu cầu thì thả giống, mật độ khoảng 2 con/m2, không bổ sung thức ăn công nghiệp. Sau 3 tháng nuôi thì thu hoạch dứt điểm 1 lần và tiếp tục nuôi vụ 2”. Đầu tháng 8 (âm lịch), anh bắt đầu sạ lúa, giống Một bụi đỏ (có thời gian sinh trưởng khoảng 5 tháng), khả năng chịu mặn tương đối tốt, năng suất đạt 5 - 6 tấn/ha. 
Theo anh Phúc, trồng lúa trên đất nuôi tôm chi phí rất thấp, mỗi công sạ khoảng 10 kg lúa giống (sạ lan), bón khoảng 30 kg phân các loại/công (trong đó, phân lân chiếm 50%), nhưng năng suất tương đối cao (5,4 tấn/ha), lúa ít sâu bệnh. Từ khi anh Phúc áp dụng mô hình luân canh tôm - lúa, năng suất tăng gấp đôi so với độc canh cây lúa, tôm mau lớn, ít rủi ro, chi phí đầu tư thấp. 
Hiện nay, anh Phúc đã thu hoạch xong 2 vụ tôm với sản lượng 1,1 tấn. Trừ chi phí, anh còn lãi 160 triệu đồng. Và anh đang chuẩn bị đất để trồng 1 vụ lúa. Nhìn chung, mô hình luân canh tôm - lúa rất bền vững và cho thu nhập ổn định.


Có thể bạn quan tâm

Tăng Thu Nhập Từ Trồng Sả Tăng Thu Nhập Từ Trồng Sả

Gần đây, trên những diện tích sản xuất lúa, hoa màu gặp khó khăn, năng suất đạt thấp do đất nghèo dinh dưỡng, nhiều nông dân xã Đại Đồng (Đại Lộc - Quảng Nam) đã chuyển sang chuyên canh cây sả theo hướng hàng hóa với diện tích lớn, thu được hiệu quả kinh tế cao.

31/07/2013
Thả 3,3 Triệu Con Sú Giống Từ Dự Án Hỗ Trợ Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Thả 3,3 Triệu Con Sú Giống Từ Dự Án Hỗ Trợ Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến

Ngày 26/7, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) phối hợp với UBND xã Tân Dân hợp đồng với Công ty TNHH Trường Thịnh thả hơn 3,3 triệu con sú giống cho 46 hộ dân.

31/07/2013
Người Nuôi Heo, Gà Hụt Hơi Với Giá Người Nuôi Heo, Gà Hụt Hơi Với Giá

Ông Đặng Quang Tiến, thôn 4, xã Sơn Mỹ (Hàm Tân - Bình Thuận) được coi là chủ trang trại chăn nuôi lớn ở địa phương này, hiện đang sở hữu 200 heo nái, 800 heo thịt và 100 heo nái hậu bị (chuẩn bị phối giống).

31/07/2013
Chanh Không Hạt Cứu Cánh Của Người Nghèo Chanh Không Hạt Cứu Cánh Của Người Nghèo

Những năm gần đây, người dân ở xã Đông Phước A, huyện Châu Thành (Hậu Giang) ngày càng gắn bó với mô hình trồng chanh không hạt. Nhờ loại cây này, nhiều hộ dân trong xã đã ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

31/07/2013
Nhân Giống “Cá Tiến Vua” Để Xóa Nghèo Ở Quang Bình Nhân Giống “Cá Tiến Vua” Để Xóa Nghèo Ở Quang Bình

Nước ta có rất nhiều loài cá quý hiếm và nhiều loài đã trở thành truyền thuyết, được gán cho những mỹ danh, hư cấu thành huyền thoại. Thật may mắn, khi tỉnh Hà Giang - nơi địa đầu của Tổ quốc cũng có những loài cá huyền thoại đó và được dân gian ví von là “Ngũ quý hà thủy”, gồm: Cá Anh vũ, Dầm xanh, Lăng, Chiên và cá Bỗng.

31/07/2013