Cấy lúa hiệu ứng hàng biên

Đến vụ mùa 2015, Vĩnh Bảo đã có 350 ha lúa cấy theo phương pháp này, chủ yếu sử dụng giống TBR 225 và VT-NA2.
Diện tích ứng dụng tập trung tại các xã Tam Đa, Tân Liên, Vĩnh Long, Hiệp Hòa… Trung tâm hướng dẫn bà con nông dân cấy với mật độ 2-3 dảnh/khóm.
Trung bình 12,6 khóm/m2 đối với giống TBR 225 và 17,5 khóm/m2 với giống VT-NA2.
Kết quả cho thấy, mô hình cấy lúa theo hiệu ứng hàng biên giúp giảm tới 50% lượng giống, 40-45% công làm mạ và cấy, giảm đáng kể chi phí thuốc BVTV.
Trong khi đó, mô hình cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn phương pháp cấy thông thường 15-20%.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, tình hình đánh bắt thủy sản ngày càng tăng nên nhiều loại thủy sản trở nên cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là loại cá tra bần (hay còn gọi là cá tra nghệ). Để tái tạo lại nguồn lợi thủy sản của loại cá này, đồng thời tạo nguồn cho việc di cư sinh sản trong thiên nhiên, ngày 18-8, Chi cục Thủy sản tỉnh Hậu Giang phối hợp cùng Phòng Kinh tế huyện Long Mỹ và Công ty TNHH 1 thành viên Minh Chánh - Phú Tân

Triển vọng về giống khoai tây nguyên chủng được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô và gieo trồng theo phương pháp khí canh đang mở ra hướng sản xuất khoai tây thương phẩm giá trị kinh tế cao, đồng thời hứa hẹn phát triển một nền sản xuất nông nghiệp sạch ở Thái Bình.

Anh Lê Minh Trung, 28 tuổi, ở ấp Long An B, xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là người đầu tiên trong huyện áp dụng thành công mô hình nuôi cá thát lát cườm ghép cá sặc rằn trong ao bằng thức ăn công nghiệp.

Sau thành công từ mô hình nuôi cá vược thương phẩm của ông Hà Quang Minh (xóm Trung Hậu, xã Diễn Vạn, Diễn Châu - Nghệ An), 16 hộ khác trong xã đã mạnh dạn vay vốn, đầu tư cải tạo ao đầm, mua cá giống về thả. Hiện nay, đàn cá đang phát triển tốt và hứa hẹn thành công.

Đu đủ đang là đối tượng cây trồng có hiệu quả, góp phần tăng thu quan trọng của nhiều hộ dân ở Hòa Kiến (TP Tuy Hòa - Phú Yên).