Bệnh thán thư hại xoài
Thán thư là một loại bệnh phổ biến thường gặp trên cây xoài.
Có những năm, điều kiện thời tiết thích hợp, thì bệnh phát triển rất mạnh, gây ảnh hưởng nặng tới năng suất và chất lượng xoài.
Tác nhân gây hại: Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra.
Triệu chứng: Bệnh thường phát sinh và gây hại nặng trên các bộ phận còn non như lá, cành và nụ hoa quả.
Trên lá, lúc đầu vết bệnh là các đốm màu nâu đen, giữa phần lá bị bệnh và phần lá lành có quầng màu vàng.
Cành non bị bệnh thì vỏ bị nâu đen, vết bệnh hơi lõm vào và cành bị khô đi.
Nụ hoa quả bị bệnh có màu nâu đen và dễ bị rụng.
Bệnh phát sinh phát triển trong điều kiện ẩm độ cao, sương mù nhiều.
Đặc biệt, bệnh thường phát triển mạnh trong giai đoạn xoài ra lộc, ra nụ hoa quả non, lại gặp điều kiện thời tiết thuận lợi.
Trong các vườn xoài ít được chăm sóc, hoặc chăm sóc không tốt như bón phân không cân đối và dư đạm, không cắt tỉa cành vô hiệu làm tán lá rậm rạp, thiếu ánh nắng chiếu vào, nên làm tăng ẩm độ của vườn thì bệnh thường nặng.
Một số biện pháp phòng trừ đã được áp dụng cho hiệu quả cao và giảm được chi phí:
- Trước khi vào vụ mới, cần vệ sinh vườn cây, trừ sạch cỏ dại, cắt tỉa cành sâu bệnh và cành vô hiệu nằm khuất trong tán lá cho thông thoáng tán cây, để ánh nắng chiếu vào dễ dàng nhằm hạn chế ẩm độ cao.
Cắt tỉa hợp lý cũng giúp cho việc phun xịt thuốc phòng ngừa sâu bệnh được thuận lợi.
- Bón phân đầy đủ và cân đối, tránh bón thừa đạm.
Tăng cường một số vi lượng cho cây bằng cách phun qua lá loại phân bón lá: POLYFEED 15-15-30 vào giai đoạn trước khi cây ra nụ, để giúp cây tăng cường sức chống chịu với bệnh, tăng cường phân sự hóa mầm hoa, để có nhiều nụ hoa hơn, là điều kiện để tăng năng suất và chất lượng xoài.
- Vào giai đoạn xoài ra chồi non và nụ hoa quả non, nếu gặp điều kiện ẩm độ cao, sương mù nhiều thì phải kịp thời phun phòng ngừa bằng THIO-M 500SC, với liều lượng pha: 250 ml thuốc/100 lít nước để phun ướt đều tán cây.
Lượng nước phun 600-800 lít/ha.
Có thể phối hợp THIO-M 500SC với dầu khoáng SK ENSPRAY 99EC để làm tăng và kéo dài hiệu lực của thuốc.
- Trong giai đoạn nụ hoa quả non, nếu phát hiện xoài chớm bị bệnh, thì cần tiến hành phun thuốc 2 lần cách nhau 7-10 ngày.
Có thể bạn quan tâm
Nhờ chịu khó làm ăn và biết chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ông Đỗ Hữu Bạch ở thôn Đông Phước, xã Hòa An (huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) đã thoát nghèo, có thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm.
Giống lợn DuDa - S500 là một trong những dòng lợn siêu nạc mới nhất được Công ty TNHH Lợn giống hạt nhân Dabaco (Tập đoàn Dabaco Việt Nam) nhập và chọn tạo thành công từ Đài Loan (Trung Quốc). Ưu điểm nổi trội của giống lợn này là tỷ lệ nạc cao, lên tới 64%; khi nuôi từ lúc có trọng lượng 8kg tăng lên 120kg, chỉ mất từ 130 đến 136 ngày, tương đương với giống lợn Duroc Mỹ và Ca-na-đa.
Đi nhiều nơi nhưng khi đến thôn Măng Đen, xã Đăk Long, H.Kon Plông (Kon Tum), ông Tôn Thất Nhị thấy đất phù hợp với khoai tây, hoa lay ơn và chanh dây nên bỏ công sức ra làm, đến nay đã thu quả ngọt.
Người dân ở H.Đông Hòa (Phú Yên) đã biến những cánh đồng trũng thường xuyên bị ngập úng sang trồng sen kết hợp nuôi cá và họ đã giàu lên từ cách làm này.
Sau nhiều năm ấp ủ, anh Phan Văn Hóa (37 tuổi, ở xã Xuân Phước, H.Đồng Xuân, Phú Yên) đã biến vùng đất đồi khô cằn thành trang trại.